Cho hai tình huống sau:
A. Trong lớp học, cô giáo hỏi Nam: Cô giáo: Hôm qua, lớp mình học đến phần nào rồi nhỉ? Nam: Tri thức Ngữ văn. | B. Trong giờ giải lao, Quang và Nam nói chuyện với nhau: Quang: Hôm qua, lớp mình học đến phần nào rồi nhỉ? Nam: Tri thức Ngữ văn. |
a. Với câu hỏi của cô giáo và Quang ở hai tình huống trên, chúng ta có thể có những câu trả lời nào?
b. Theo em, câu trả lời của Nam trong mỗi tình huống có phù hợp không? Vì sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a.
- Với câu hỏi của cô giáo ở tình huống A, chúng ta có thể có những câu trả lời sau:
(1) Dạ, phần Tri thức Ngữ văn ạ.
(2) Dạ thưa cô, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn.
(3) Dạ, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn ạ.
(4) Dạ, hôm qua, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn ạ.
Chúng ta có thể trả lời bằng một câu rút gọn nhưng nên thêm “ạ”, “dạ” để thể hiện sự lễ phép trong tình huống này.
- Với câu hỏi của Quang ở tình huống B, chúng ta có thể có những câu trả lời sau:
(1) Tri thức Ngữ văn.
(2) Phần Tri thức Ngữ văn.
(3) Lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn.
(4) Hôm qua, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn.
b. Câu trả lời của Nam (Tri thức Ngữ văn) phù hợp trong tình huống b (tình huống giao tiếp giữa bạn bè) nhưng không phù hợp trong tình huống a (tình huống giao tiếp giữa cô giáo và học sinh; ngôn ngữ học sinh sử dụng cần có sự lễ phép, kính trọng). Trong tình huống a, câu trả lời của Nam được đánh giá là thiếu lễ phép với cô giáo. Do đó, Nam cần trả lời bằng một câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ hoặc một câu rút gọn nhưng cần thêm các từ ngữ thể hiện sự kính trọng (như các ví dụ ở đáp án của câu a).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |