Làm rõ sự khác biệt về thi luật của thể thơ lục bát và song thất lục bát qua hai ví dụ cụ thể là một vài dòng thơ lục bát và song thất lục bát.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Ví dụ thơ lục bát:
Công cha/ như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ/ như nước/ trong nguồn/ chảy ra
Một lòng/ thờ mẹ/ kính cha
Cho tròn/ chữ hiếu/ mới là/ đạo con
- Ví dụ thơ song thất lục bát
Trống Trường Thành/ lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyên/ mờ mịt thức mây
Chín tầng/ gươm báu/ trao tay
Nửa đêm/ truyền hịch/ định ngày/ xuất chinh
Phương diện so sánh | Thơ lục bát | Thơ song thất lục bát |
Số chữ, số dòng | Cặp câu thơ gồm một dòng sáu chữ, một dòng tám chữ | Mỗi khổ thơ bốn dòng được cấu trúc bằng hai dòng thất kết nối với hai dòng lục bát |
Vần | Sơn - nguồn, ra - cha => Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. | Nguyệt: vần trắc Tay - ngày: vần bằng Mây - tay: vần liền => Hiệp vần ở mỗi cặp, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng; giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền. |
Nhịp | Ngắt nhịp chẵn (xem ví dụ) | Thường ngắt nhịp ¾ ở hai dòng thất, 2/2/2 và 2/2/2/2 ở cặp lục bát (xem ví dụ) |
Hài thanh | Các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định: Tiếng thứ hai là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc, riêng trong dòng bát, nếu tiếng thứ sáu là thanh bằng (ngang) thì tiếng thứ tám phải là thanh bằng (huyền) và ngược lại | Cặp song thất lấy tiếng ở vị trí thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc thanh trắc nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát thì sự đối xứng bằng - trắc chặt chẽ hơn (giống như thơ lục bát). |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |