Tập làm văn
Em hãy viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã nghe, đã học.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu lí do em yêu thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã nghe, đã học, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về sự tích đó: Sự tích: “Bánh chưng bánh giầy”.
Triển khai:
- Lí do yêu thích: “Sự tích bánh chưng bánh giầy” em đã đọc từ khi còn nhỏ, nhưng đến nay, các chi tiết trong câu chuyện ấy em vẫn còn ghi nhớ rất rõ bởi nó đã giải thích được nguồn gốc của thức bánh truyền thống của dân tộc ta: bánh chưng, bánh giầy.
- Dẫn chứng: (1) Câu chuyện kể về thời Vua Hùng thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân thì Vua Hùng quyết định nhường ngôi cho con của mình với thử thách tìm kiếm loại thức ăn ngon, ý nghĩa nhất. (2) Các con trai khác của vua đã đua nhau đi tìm sơn hào hải vị để dâng lên vua cha. (3) Riêng chàng Lang Liêu (người con trai thứ 18 của Vua Hùng), nhờ có vị tiên giúp báo mộng nên chỉ dùng các nguyên liệu bình thường nhất là gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo để làm hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy. (4) Nhờ món bánh ấy mà Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi, và bánh chưng bánh giầy cũng trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu được mỗi dịp xuân về Tết đến.
Kết thúc:
- Khẳng định lại ý kiến của em đối với sự tích đó.
Bài làm tham khảo
“Sự tích bánh chưng bánh giầy” em đã đọc từ khi còn nhỏ, nhưng đến nay, các chi tiết trong câu chuyện ấy em vẫn còn ghi nhớ rất rõ bởi nó đã giải thích được nguồn gốc của thức bánh truyền thống của dân tộc ta: bánh chưng, bánh giầy. Câu chuyện kể về thời Vua Hùng thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân thì Vua Hùng quyết định nhường ngôi cho con của mình. Vua đưa ra thử thách rằng ai tìm kiếm loại thức ăn ngon, mang ý nghĩa nhất thì sẽ được truyền ngôi. Các con trai khác của vua đã đua nhau đi tìm sơn hào hải vị để dâng lên vua cha. Riêng chàng Lang Liêu (người con trai thứ 18 của Vua Hùng), nhờ có vị tiên giúp báo mộng nên chỉ dùng các nguyên liệu bình thường nhất là gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo. Dù vậy, anh vẫn tạo ra được hai món bánh là bánh chưng và bánh giầy thơm ngon đến lạ. Đặc biệt, hai thức bánh ấy còn ẩn chứa những ý nghĩa to lớn cao cả về sự dung hòa của đất trời, và tình nghĩa giữa cha mẹ với con cái. Nhờ món bánh ấy mà Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi, và bánh chưng bánh giầy cũng trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu được mỗi dịp xuân về Tết đến. Câu chuyện đã lý giải về nguồn gốc của món bánh truyền thống một cách thú vị, kết hợp với yếu tố kì ảo nên càng thêm hấp dẫn và dễ nhớ. Nhờ vậy mà năm nào, khi thức trông nồi bánh chưng với bà, em cũng đem sự tích này ra để đọc lại một lần nữa. Ấy thế mà em vẫn thấy rất hay và thú vị như mới đọc lần đầu tiên.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |