Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý phân tích bài thơ " Ông phỗng đá " của Nguyễn Khuyến

Lập dàn ý phân tích bài thơ " Ông phỗng đá " của Nguyễn Khuyến
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
887
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là dàn ý phân tích bài thơ "Ông Phỗng Đá" của Nguyễn Khuyến:

### I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến: Một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, đặc biệt trong thơ ca Nho giáo và thơ ca trữ tình.
- Giới thiệu tác phẩm "Ông Phỗng Đá": Một bài thơ mang đậm chất trào phúng, thể hiện quan điểm của tác giả về đời sống xã hội, con người và những vấn đề bình dị trong cuộc sống.

### II. Thân bài

#### 1. Khái quát chung về nội dung và hình thức
- Nội dung chính: Lời tâm tình, trăn trở của tác giả về cuộc sống và vị trí của con người trong xã hội.
- Hình thức thơ: Thể thơ lục bát, nhẹ nhàng, dễ nhớ nhưng ý nghĩa sâu sắc.

#### 2. Phân tích hình ảnh ông Phỗng Đá
- **Hình ảnh ông Phỗng Đá**: Tượng trưng cho sự bất động, vô hồn; ông là người không thể tham gia vào cuộc sống xô bồ, nhưng lại phản ánh nỗi lòng của con người.
- **Ý nghĩa của hình ảnh**: Ông phỗng đá là biểu tượng cho những con người lặng lẽ, không bị cuốn vào sự bon chen của xã hội mà vẫn giữ được cái nhìn khách quan về cuộc đời.

#### 3. Sự đối lập giữa ông Phỗng và con người
- **Sự tĩnh lặng của ông Phỗng**: Không chỉ là một khối đá vô tri, ông còn được miêu tả với những tâm tư, như một người chứng kiến mọi sự việc.
- **Con người (người dân bình dị)**: Luôn phải đối mặt với mưu sinh, lo toan nhưng lại dễ vướng vào cạm bẫy của danh lợi.

#### 4. Giá trị nhân bản và triết lý sống
- **Phê phán xã hội**: Nguyễn Khuyến qua ông Phỗng Đá đã gián tiếp chỉ trích cái xã hội đầy rẫy những bất công, nỗi đau khổ của người dân.
- **Triết lý sống**: Khuyến khích con người hãy giữ được lòng tự trọng, biết sống vì bản thân, tránh xa sự thô bạo của cuộc đời.

#### 5. Nghệ thuật thơ
- Sử dụng biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, phóng đại để làm nổi bật nội dung và ý nghĩa.
- **Ngôn ngữ**: Sử dụng từ ngữ giản dị nhưng giàu hình ảnh và cảm xúc, dễ đi vào lòng độc giả.

### III. Kết bài
- Tóm tắt lại ý nghĩa bài thơ "Ông Phỗng Đá": Đề cao con người trong sự lặng lẽ, biết nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc.
- Khẳng định giá trị của tác phẩm: Thể hiện tư tưởng nhân văn và triết lý sống, mang lại cho người đọc những suy ngẫm về nhân sinh và giá trị con người trong xã hội.

### IV. Liên hệ, mở rộng
- Liên hệ với một số tác phẩm khác của Nguyễn Khuyến và các tác giả khác có cùng chủ đề.
- Đưa ra một số suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về bài thơ và giá trị của nó trong đời sống hiện đại.

Đây là dàn ý chi tiết để phân tích bài thơ "Ông Phỗng Đá" của Nguyễn Khuyến. Bạn có thể phát triển từng phần theo cách riêng của mình.
2
0
Quang Cường
02/12/2024 20:41:25
+5đ tặng

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Khuyến:

+ Là một nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam.

+ Thơ của ông nói lên tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè, phản ánh cuộc sống thuần khổ của nông dân, châm biếm đả kích tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước.

- Giới thiệu về bài thơ và đánh giá khái quát:

+ Bài thơ “Ông phỗng đá” – đỉnh cao chói sáng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến.

+ Bài thơ là lời tự trào của tác giả khi đứng trước hình ảnh ông phỗng đá trên hòn non bộ.

Thân bài

1. Khái quát về hoàn cảnh/cảm hứng/ đề tài hoặc nhan đề:

- Bài thơ trào phúng ngay từ nhan đề gợi hình ảnh “ông phỗng” - hình tượng đá thường được trưng trong văn hóa Việt Nam.

- Trong buổi dạy học ở nhà quan kinh lược Hoàng Cao khải, nhân thấy đôi phỗng đá ngoài vườn, thi sĩ Nguyễn Khuyến bèn tức cảnh làm bài thơ Ông phỗng đá.

2. Phân tích nội dung trào phúng thể hiện qua bài thơ

a. Hai câu thơ mở đầu: miêu tả chân dung ông phỗng đá

+ Hình ảnh phỗng đá là hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam, cũng như rất quen thuộc trong thơ ca.

+ Câu thơ mở đầu “Ông đứng đó làm chi hỡi ông?” vừa như là một sự băn khoăn, vừa như là sự mỉa mai và ngụ ý châm biếm.

+ Câu thơ thứ hai như mở ra hình ảnh của ông phỗng đá. Từ láy “trơ trơ”, hình ảnh so sánh “ như đá’, “vững như đồng” làm nổi bật hai hình ảnh: một là hình ảnh phỗng đá đứng bất động mặc kệ sự biến động của trời đất, hai là sự mỉa mai, phê phán của nhà thơ về những thói xấu ở đời, thói xấu của bọn quan lại không biết xót thương tới những cảnh lầm than của người dân trong cái xã hội cùng cực.

Hai câu thơ với nghệ thuật chủ yếu là so sánh, câu hỏi tu từ đã làm nổi bật hình ảnh ông phỗng đá bất động, trơ trơ giữa hình ảnh hòn núi non bộ.

b. Hai câu thơ cuối giúp người đọc hiểu rõ hơn về công việc, cũng như hình ảnh ông phỗng, đồng thời hiểu rõ được dụng ý mỉa mai sâu cay tầng lớp thống trị và tấm lòng nhà thơ:

+ Cả bài thơ có bốn câu thơ, mà tới ba câu thơ là câu hỏi tu từ. Câu hỏi tu từ dồn dập, liên tiếp như mở ra bao suy tư mới.

+ Câu thơ thứ ba “Đêm ngày giữ gìn cho ai đó?” như một lời thăm dò công việc của ông phỗng đá. Nhà thơ có ý hỏi ông phỗng đá đang ngày đêm gìn giữ điều gì, có phải đang níu kéo cái đạo lý cương thường một thời của Nho giáo đang mất dần vị thế độc tôn hay không?

+ Ở câu thơ thứ bốn “Non nước đầy vơi có biết không” như là một lời trách thầm đối với ông phỗng đá.

- Hình ảnh “ Non nước đầy vơi” mở ra hai ý nghĩa: không chỉ là hình ảnh giang sơn, khung cảnh đầy vơi như nào, mà nó còn phản ánh cái thực trạng xã hội mà Nguyễn Khuyến đang sống thuở đó.

Hai câu thơ cuối sử dụng liên tiếp hai câu hỏi tu từ như là sự dồn dập, kết hợp với giọng điệu thơ nhẹ nhàng mà thâm thúy không chỉ là sự phê phán quan lại triều đình, mà còn là sự tự trách chính mình của nhà thơ.

3. Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng

- Lối trào phúng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này là lối trào phúng gián tiếp, kín đáo và thâm thúy, ý định trào phúng của tác giả không bộc lộ trên bề mặt văn bản mà chìm sâu sau hình ảnh và từ ngữ.

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được sử dụng hết sức tài tình.

- Ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi đối với quê hương.

- Từ láy, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng linh hoạt trong bốn câu thơ khiến cho bài thơ trở nên đặc sắc.

- Câu hỏi tu từ được sử dụng ba trên bốn dòng thơ, hỏi mà không có người trả lời, đã khơi dậy trong lòng đọc giả biết bao suy tư, băn khoăn về xã hội một thời.

Tất cả những biện pháp nghệ thuật ấy đã giúp phần làm nổi bật hình ảnh ông phỗng đá giữa hòn núi non bộ, đồng thời còn là sự phê phán của tác giả giữa thực trạng xã hội đó, cái xã hội mà ở đó, quan lại triều đình thờ ơ trước sự sống còn của người dân.

4. Khẳng định/ làm rõ dụng ý phê phán của nhà thơ

- Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến, cơ đồ nhà Nguyễn dường như sụp đổ hoàn toàn. Đó là cái xã hội với những biểu hiện lố lăng, kịch cợm.

- Chính xã hội ấy khiến Nguyễn Khuyến trăn trở và luôn phê phán, trong bài thơ đã làm nổi bật cái thực trạng xã hội: triều đình, quan lại bù nhìn trước cuộc sống cùng cực của người dân.

- Để có được cái nhìn ấy, thì chính Nguyễn Khuyến cũng là người trong cuộc, ông cũng là người làm quan một thời, là người trơ trơ như ông phỗng đá không giúp ích gì được cho dân, cho nước.

Kết bài

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm:

+ Bài thơ không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật thơ trào phúng, mà còn khiến tả cảm nhận rõ hơn thực trạng xã hội phong kiến với những “ông phỗng” thờ ơ trước vận mệnh của nhân dân

- Suy nghĩ bản thân:

+ Lớp bụi thời gian có thể phủ nhòa đi mọi thứ, nhưng bài thơ này cùng giá trị châm biếm, mỉa mai sâu cay thì vẫn còn mãi như minh chứng cho tấm lòng lo lắng cho “non nước” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×