Viết đoạn văn nghị luận văn học phân tích bức tranh phong cảnh mùa thu trong khổ đầu bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình” của văn học Việt Nam. Ông là nhà thơ tình viết hay nhất và nhiều nhất trong kho tàng thơ văn nước nhà. Với ngôn từ lãng mạn và nhịp điệu thơ đậm chất trữ tình, những tác phẩm của Xuân Diệu luôn lay động tâm hồn người đọc. Đối với ông, mùa thu cũng là nguồn cảm hứng bất tận, cảnh thu chứa đựng nhiều rung động bồi hồi, bởi lẽ “Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”.
Đối với Xuân Diệu, mùa thu lúc nào cũng thật thơ mộng, khiến cho tâm hồn người thi sĩ như dây đàn đang rung lên xao xuyến. Và “Đây mùa thu tới” là cũng là một tuyệt phẩm về mùa thu của nhà thơ Xuân Diệu. Tác phẩm được trích trong tập "Thơ thơ", xuất bản năm 1938, thể hiện bước chân của mùa thu làm xôn xao, rung động đất trời và lòng người.
Mùa thu thường gợi buồn và cũng gợi tình. Có lẽ chính vì thế, Xuân Diệu cũng không thể làm ngơ trước vẻ đẹp rất riêng của thu. Cảm nhận đầu tiên của thi sĩ Xuân Diệu về mùa thu không phải là ở không gian mênh mang, bao la khiến con người trở nên nhỏ bé như “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” hay “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” của Nguyễn Khuyến. Ông cảm nhận mùa thu trước hết ở dáng liễu nhỏ bé ven hồ.
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng".
Cả không gian "đìu hiu", vắng vẻ và gợi cho người ta một nỗi buồn mang mác. Rặng liễu trầm mặc như chỉ biết "đứng chịu tang", như một lẽ dĩ nhiên phải như vậy và chỉ có thể cam chịu, âm thầm đón nhận mà thôi. Lá liễu buông dài như tóc nàng góa phụ "buồn buông xuống". Lá liễu ướt đẫm sương thu tưởng như "lệ ngàn hàng".
Nhành liễu đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa, biến thành một người con gái yếu đuối, nhỏ bé với những tâm sự và cảm xúc riêng. Nàng "đứng chịu tang", từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo nỗi sầu man mác không biết ngỏ cùng ai. Chỉ một dáng liễu thôi cũng được Xuân Diệu miêu tả và cảm nhận đầy chất thơ, thổi vào đó hồn thu đầy hoài niệm.
Bên cạnh đó, biện pháp láy âm cũng được thi sĩ Xuân Diệu vận dụng tài tình để tạo nên những vần thơ giàu nhạc điệu: "đìu hiu – chịu", "tang – ngàn – hàng", "buồn – buông – xuống", như bước đi uyển chuyển, thướt tha, nhẹ nhàng của nàng thu. Đó là một điểm mới mà Xuân Diệu đã học tập được trong trường phái thơ tượng trưng Pháp thế kỉ XIX.
Từ chỗ say mê ngắm "rặng liễu đìu hiu", tâm hồn nhà thơ như khẽ reo lên khi nhận ra mùa thu đã đến. Cảm nhận đó được thể hiện qua hai câu thơ tiếp theo:
"Đây mùa thu tới/mùa thu tới
Với áo mơ phai/dệt lá vàng".
Chắc hẳn điều đầu tiên mà người đọc cảm nhận được là nhịp thơ dồn dập, “mùa thu tới” được lặp lại trong câu cho thấy thu đã đến ngay trước hiên nhà, như tiếng reo hân hoan của thi sĩ trước mùa lãng mạn và tình nhất trong năm.
Thu vừa tới, sắc màu cỏ cây vạn vật đều đổi thay, trở thành "mơ phai" nhẹ nhàng và có chút mơ hồ đầy quyến rũ. Từ “dệt” cũng được sử dụng tinh tế cho thấy bước đi mùa thu như có sức chuyển biến mạnh mẽ tới vạn vật, đi tới đâu là nơi đó trở nên huy hoàng, lộng lẫy hơn bội phần. Câu thơ "Với áo mơ phai dệt lá vàng" là một câu thơ thi vị, nói lên cái hồn thu vừa mơ màng, lơ đãng nhưng cũng rất tươi sáng và rực rỡ.
Hai câu thơ đầu và cuối của khổ thơ đầu tiên trong “Đây mùa thu tới” của nhà thơ Xuân Diệu phản ảnh hai sắc thái của mùa thu trong cảm nhận của con người. Ban đầu, người ta sẽ thấy mùa thu thật buồn và ảm đạm qua nhịp thơ chậm rãi, âm điệu nhiều thanh bằng và hình ảnh rặng liễu. Nhưng rồi khi mùa thu thực sự tới, vạn vật như thay áo mới, đẹp thơ mộng và huy hoàng.
Có thể nói, khổ thơ đầu của “Đây mùa thu tới” đã vẽ lên một bức tranh thu đượm buồn phủ lên cây cỏ và lòng người, nhưng không hề ảm đạm, thê lương mà trái lại, thu vẫn đẹp thơ mộng và làm lòng người khẽ reo vui mỗi khi mùa thu tới.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |