Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Có một triết gia đã nói đại ý rằng: có 3 thứ thứ không bao giờ trở lại, đó là lời nói ra, thời gian trôi và tình yêu đã mất. Trong mỗi chúng ta, chắc ai cũng từng sống những khoảnh khắc mà biết rằng sẽ ra đi vĩnh viễn, để sau này, mỗi khi nhớ lại lòng man mác buồn, thấy quặn lên một niềm da diết cũ. Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm đã nói hộ chúng ta nỗi lòng ấy.
Bài thơ là một nỗi nhớ, một hồi tưởng sống động, khắc khoải về tuổi học trò. Ở đây có sự trộn lẫn giữa quá khứ và hiện tại. Nhà thơ đứng ở hiện tại để nhìn về quá khứ, cái thời khắc hiện tại dường như chỉ là mơ hồ, hay nói cách khác, tác giả đang quên đi để sống bằng những cảm xúc cũ, những cảm xúc trong sáng, thánh thiện của kẻ “bắt đầu yêu”, những cảm xúc xót đau, tiếc nuối khi tiếng ve giục giã …
hững kỷ niệm trong Chiếc lá cuối cùng như đang ùa về lấp lửng từng trang, từng trang. Để rồi đọc những câu thơ tiếp theo đa cảm nhận được nỗi lòng của người thi sĩ. Đó là tình yêu đôi lứa nhưng cũng có một phương diện khác. Đó chính là ngôi trường xưa với bao nhiêu kỷ niệm. Và đó cũng chính là lý do giải thích tại sao ban đầu nhà thơ lại đặt tên là “Trường ơi, chào nhé!”.
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say
Có lẽ tình yêu ở lứa tuổi học trò đầu tiên đều bắt nguồn từ tình bạn. Đó cũng chính là những kỷ niệm gắn bó dưới mái trường đầy thân thương và vui vẻ. Những ký ức ấy làm nhà thơ không khỏi bồi hồi tiếc nuối. Đó là cảm giác đi bên chùm phượng hồng làm ai đã đánh rơi những phút giây ban đầu. Là cảm giác mê say của một con người khi ngập ngừng bối rối. Chính những kỷ niệm ấy trở thành dấu ấn mãi không quên trong lòng của mỗi con người.
Mùa hạ sẽ không còn trọn vẹn nếu thiếu đi những âm thanh ấy. Đó là tiếng ve – âm thanh đặc trưng của mùa hạ, cũng là mùa chia tay của lứa tuổi học trò đầy hồn nhiên và vui tươi. Tiếng ve của mùa hạ không giống như những giai điệu gợi tiết tấu buồn. Mà đó chính là những sự tươi tắn khỏe khoắn. Và với tình yêu đầu đời cũng đã làm chàng thi sĩ không khỏi bồi hồi xúc động về những năm tháng đã qua.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu
Cái tình cảm ấy nó là tình đầu, tình yêu đầy tha thiết của đời người. Trong đó còn chứa đựng cả tình bạn, tình yêu và cũng có cả tình người. Để rồi thật khó có thể gọi thành tên nguồn cảm xúc ấy. Nó như một đi không trở lại và cũng không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông. Và chính câu thơ này đã gieo sâu vào ấn tượng đối với độc giả. Để rồi từng hình ảnh ấy như chạm lại những ký ức của tuổi thơ. Và mãi về sau hình ảnh vẫn đi theo nỗi nhớ bâng khuâng.
Những cảm xúc chứa đựng trong chiếc lá đầu tiên vô cùng thân thương và gần gũi. Đó chính là nỗi nhớ sâu lắng, và dường như đôi khi nỗi nhớ ấy đã chạm tới cực điểm và cảm xúc như có phần thắm lại.
Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.
Nỗi nhớ ấy chính là sự nhớ nhung về những kỷ niệm thân thương của năm tháng học trò. Để rồi chung quanh đó vẫn dâng tràn những nguồn cảm xúc khó nói thành lời. Đọc những vần thơ này ta như chạm nhẹ vào nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ về em – mối tình đầu da diết, và đó cũng chính là nỗi nhớ về mẹ, về trường, về lớp và về bạn bè. Để rồi bao năm tháng ấy vẫn còn khắc ghi trong lòng của mỗi người. Và dường như đối với Hoàng Nhuận Cầm, chiếc lá nào cũng chính là chiếc lá đầu tiên và mối tình nào cũng chỉ mãi là cái hồi hộp và sự xôn xao của mối tình đầu
Nỗi nhớ ấy càng được bộc lộ rõ hơn trong khổ bốn. Biện pháp điệp cấu trúc "nỗi nhớ" diễn tả ấn tượng sâu đậm về kỉ niệm tuổi học trò. Đây được coi là đỉnh điểm của sự xúc động và nỗi nhớ. Ta nhận thấy, ở khổ thơ này cũng có sự thay đổi về cách xưng hô. Khi thì chủ thể là "anh" vì muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm với "em". Khi thì chủ thể là "tôi" muốn chia sẻ cảm xúc với "bạn", với tất cả mọi người, trong đó có "em". Đại từ nhân xưng "ta", "tôi", "anh" thực chất vẫn là một, đó là chủ thể trữ tình trong các mối quan hệ khác nhau. Câu hỏi tu từ "Bạn có nhớ trường nhớ lớp, nhớ tên tôi" có thể hiểu nhân vật trữ tình hỏi "bạn", hỏi mọi người liệu có còn nhớ đến mái trường, nhớ đến mình hay không. Câu thơ đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ về thầy cô, bạn bè.
Ở khổ thơ thứ năm, tác giả dẫn nguyên văn lời thoại nhằm thể hiện cảm xúc theo lối gián tiếp. Ba dòng thơ đầu cho thấy sự tươi vui, đùa nghịch của tuổi học trò. Đến câu thơ cuối, nhân vật như không kìm nén được cảm xúc mà phải thốt lên : "Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao". Tác giả đan xen các mẩu đối thoại mang yếu tố tự sự vào mạch trữ tình, kết hợp giữa biểu cảm gián tiếp và trực tiếp khiến cho lời thơ trở nên linh hoạt và kỉ niệm cũng được khắc họa rõ nét, đáng nhớ hơn.
Đến với khổ sáu, điệp cấu trúc "Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào" và điệp từ "cứ" nhấn mạnh vào cảm xúc da diết, trào dâng của nhân vật trữ tình, đồng thời tạo nhạc điệu xao xuyến cho bài thơ. Câu thơ "Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy" diễn tả sự vận động của thời gian từ cuối đông đầu xuân sang đến hè. Khi chứng kiến người thầy của mình đã già đi theo năm tháng, chủ thể trữ tình mong tóc thầy chớ "bạc thêm".
Cảm xúc tiếc nuối của nhân vật trữ tình về một thời đã qua được khắc họa rõ nét trong hai khổ thơ cuối cùng. Cụm từ "Thôi đã hết" ám chỉ sự kết thúc, không còn tháng ngày học tập dưới mái trường mến yêu với những trò đùa tinh nghịch "tóc trắng ngủ quên", "cầm dao khắc lăng nhăng trên bàn ghế cũ". Hai câu thơ "Em đã yêu anh, anh đã xa rồi/ Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi" diễn tả sự chia lìa, xa cách. Kết thúc bài thơ, nhân vật trữ tình bày tỏ niềm thương nhớ, nuối tiếc về những kỉ niệm lần đầu, về thuở ban đầu mới yêu "Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên".
Bằng từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm, hình ảnh gần gũi, thân thuộc cùng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ độc đáo, tác giả đã bày tỏ nỗi nhớ thương da diết và niềm khắc khoải khi nhớ về trường xưa, thầy cô, bạn cũ. Đồng thời, khơi gợi cho người đọc những kỉ niệm tươi đẹp, trong sáng, hồn nhiên thuở học trò.
Có thể nói, "Chiếc lá đầu tiên" được coi là tác phẩm đặc sắc về nội dung và độc đáo về nghệ thuật. Thông qua tác phẩm, người đọc thấy được tâm hồn tinh tế, sâu sắc của nhà thơ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |