LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn theo cách tổng phân hợp làm rõ luận điểm Vũ Nương là một người vợ chung thủy và yêu chồng

Người con gái Nam Xương ( Truyền Kỳ mạn lục ) của Nguyễn Dữ. SGK Ngữ Văn 9
5 trả lời
Hỏi chi tiết
33.362
58
67
»Ҫɦέɱ¹sէ«
23/05/2019 09:46:26
Vũ Nương là một người vợ chung thủy và yêu chồng. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
35
20
SayHaiiamNea ((:
23/05/2019 09:46:31
Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng..Vũ Nương là con nhà nghèo, một phụ nữ bình dân. Người đã được giới thiệu trong truyện “ tính tình đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp. Còn chồng nàng, Trương Sinh, là một người đa nghi, con nhà giàu, ít học. Chính những tính nết này đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch.Nguyễn Dư đã tập trung khắc họa vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương trong các mối quan hệ với chông, với mẹ chồng và với bé Đản – đứa con yêu quý của nàng. Để làm nổi bật nàng, nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào các hoàn cảnh, tình huống đặc biệt. Nàng là một người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng. Khi mới lấy chồng, Vũ Nương cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép, nên cho dù Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng nghừa quá mức nhưng gia đình vẫn luôn êm ấm thuận hòa. Khi tiễn chồng đi lính, nàng không trông mong vinh hiển, chỉ cầu mong chồng được bình yên trở về: “ Chàng đi chuyến này … mang theo 2 chữ bình yên thế là đủ”. Nàng rất cảm thông với nỗi vất vả gian lao mà chông nàng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc. Nàng đã nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình – những lời nói ân tình đằm thắm này của nàng khi tiễn chồng đã làm cho người đọc xúc động. Khi Trương Sinh đi chiến trận, xa chồng, Vũ Nương càng tỏ rõ là người vợ thủy chung, yêu chông hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầu mùa – cảnh vui mùa xuân hay mây che hình núi – cảnh buồn mùa đông, nàng lại chạnh nỗi nhớ nhung da diết, thổn thức tâm tình. Tiết hạn đấy của Vũ Nương cũng được khẳng định lại trong câu nói với chồng: “ … cách biệt 3 năm, giữ trọn một tiết, tô son điểm phẩn, từng đã nguôi lòng…”. Nàng còn là 1 người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Trong lúc chồng đi vắng, nàng đã sinh con. Một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm, nàng đã hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên đơn. Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. Lời trăn trối của mẹ chồng đã ghi nhận công lao của Vũ Nương với gia đình nhà chồng. Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của một người mẹ rất mực yêu thương con. Khi chồng đi lính, nàng đã sinh con một mình, dành hết tình yêu thương cho bé Đản. Nàng đã yêu con bằng cả phần người cha cộng lại. Nàng còn chỉ bóng của mình trên tường để dỗ con vì thương con thiếu vắng tình cha. Nàng là một người phụ nữ trọng nhân phẩm và nghĩa tình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói lên thân phận mình, nói đến tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Vũ Nương đã chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ. Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhưng đó là giải pháp duy nhất của Vũ Nương. Lời than của nàng là 1 lời thề nguyện: “Xin thần sông chứng giám…” Hành động trầm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Đối với người phụ nữ bất hạnh ấy, phẩm giá còn cao hơn cả sự sống. Vũ Nương còn là 1 người phụ nữ rất coi trọng tình nghĩa. Dù thương nhớ về quê hương song nàng quyết giữ lời hứa với Linh Phi
19
19
doan man
23/05/2019 09:48:04
Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng..Vũ Nương là con nhà nghèo, một phụ nữ bình dân. Người đã được giới thiệu trong truyện “ tính tình đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp. Còn chồng nàng, Trương Sinh, là một người đa nghi, con nhà giàu, ít học. Chính những tính nết này đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch.Nguyễn Dư đã tập trung khắc họa vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương trong các mối quan hệ với chông, với mẹ chồng và với bé Đản – đứa con yêu quý của nàng. Để làm nổi bật nàng, nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào các hoàn cảnh, tình huống đặc biệt. Nàng là một người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng. Khi mới lấy chồng, Vũ Nương cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép, nên cho dù Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng nghừa quá mức nhưng gia đình vẫn luôn êm ấm thuận hòa. Khi tiễn chồng đi lính, nàng không trông mong vinh hiển, chỉ cầu mong chồng được bình yên trở về: “ Chàng đi chuyến này … mang theo 2 chữ bình yên thế là đủ”. Nàng rất cảm thông với nỗi vất vả gian lao mà chông nàng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc. Nàng đã nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình – những lời nói ân tình đằm thắm này của nàng khi tiễn chồng đã làm cho người đọc xúc động. Khi Trương Sinh đi chiến trận, xa chồng, Vũ Nương càng tỏ rõ là người vợ thủy chung, yêu chông hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầu mùa – cảnh vui mùa xuân hay mây che hình núi – cảnh buồn mùa đông, nàng lại chạnh nỗi nhớ nhung da diết, thổn thức tâm tình. Tiết hạn đấy của Vũ Nương cũng được khẳng định lại trong câu nói với chồng: “ … cách biệt 3 năm, giữ trọn một tiết, tô son điểm phẩn, từng đã nguôi lòng…”. Nàng còn là 1 người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Trong lúc chồng đi vắng, nàng đã sinh con. Một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm, nàng đã hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên đơn. Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. Lời trăn trối của mẹ chồng đã ghi nhận công lao của Vũ Nương với gia đình nhà chồng. Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của một người mẹ rất mực yêu thương con. Khi chồng đi lính, nàng đã sinh con một mình, dành hết tình yêu thương cho bé Đản. Nàng đã yêu con bằng cả phần người cha cộng lại. Nàng còn chỉ bóng của mình trên tường để dỗ con vì thương con thiếu vắng tình cha. Nàng là một người phụ nữ trọng nhân phẩm và nghĩa tình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói lên thân phận mình, nói đến tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Vũ Nương đã chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ. Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhưng đó là giải pháp duy nhất của Vũ Nương. Lời than của nàng là 1 lời thề nguyện: “Xin thần sông chứng giám…” Hành động trầm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Đối với người phụ nữ bất hạnh ấy, phẩm giá còn cao hơn cả sự sống. Vũ Nương còn là 1 người phụ nữ rất coi trọng tình nghĩa. Dù thương nhớ về quê hương song nàng quyết giữ lời hứa với Linh Phi
38
12
doan man
23/05/2019 09:50:43
Vũ Nương là Vũ Thị Thiết con gái quê ở Nam Xương , tính đã thùy mị , nết na lại thêm tư dung tốt đẹp . Khi mới lấy Trương sinh , nàng giữ gìn khuôn phép , không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa .-Khi tiễn chồng đi lính ,nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng những lời đầm thấm ,thiết tha :"Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu ,mặc áo gấm trở về quê cũ , chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi ". - Khi chồng đi vắng ,nàng là người vợ thủy chung ,nhớ chồng da diết :" Mỗi khi thấy bươm bướm lượn đầy vườn ,mây che kín núi ,thì nỗi buồn góc bể chân trời , không thể nào ngăn được ". Không những thế ,nang còn là một nàng dâu hiếu thảo .Trong lúc chồng đi vắng ,một mình nàng vừa sinh nở ,nuôi con vừa phụng dưỡng mẹ chồng .Mẹ chồng ốm nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn .Mẹ chồng mất nàng hết lời thương xót ,phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình ..Một phụ nữ đẹp như thế phải chịu nỗi oan khuất bắt đầu từ sự ghen tuông ngờ vực của chồng , chồng bế con đi thăm mẹ đã qua đời nghe con nói " có một người đàn ông ,đêm nào cũng đến ",chồng đa nghi và không có học vì thế mà bi kịch xảy ra .Chàng đinh ninh là vợ hư chàng la um lên cho đỡ giận và bỏ ngoài tai mọi điều phân trần của vợ , bỏ ngoài tai bênh vực của hàng xóm . Bị chồng mắng nhiếc và đuổi đi ,chị đã tìm cái chết một cách bình tĩnh " nàng tắm gội chay sạch , ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than " với thần sông , thần đất rồi gieo mình xuống sông rồi chết . Cái chết oan uổng đau đớn của người phụ nữ xinh đẹp và đức hạnh là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ , sự hồ đồ , vũ phu của một kẻ làm chồng " không có học" ,sau được giải oan nhưng đó chính là nỗi oan bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ .
7
16
MH
23/05/2019 09:51:05
Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ Nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.
Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nương và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo; là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.
Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”, và cho dù Trương Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức. Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.
Nếu lấy sự kiện ngày Trương Sinh đi lính thú thì hành động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: “Chẳng mong chàng áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”..., “thư tín nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...”, là chi tiết cho cái “công-dung-ngôn-hạnh” mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tuy nhiên, nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của Vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, Trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là “vợ hư, mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.
Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đó, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. Chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư