Đọc đoạn trích
(Lược: Trưa ngày ba mươi tháng Chạp, tôi theo chân anh Ngạn cùng một người chiến sĩ liên lạc tên Vang lên ăn Tết ở Pa-khen, một bản ở ngay sát biên giới giáp nước bạn Lào. Suốt dọc đường, Ngạn kể cho chúng tôi nghe những ngày đầu kháng chiến anh hoạt động trên đất Pa- khen)
Ngạn thuộc loại người quen với rừng. Lần đầu mới gặp anh ta khó làm quen ngay. Anh hơi lạnh lùng. Anh không thích bắt tay, càng không thích mời mọc, xã giao, cả với khách lạ. Những khách lạ tới huyện đội, hãy cứ đi theo anh xuống bản một chuyến, dù không ưa anh thì cũng phải nhận thấy ở cuộc đời anh có nhiều điều đáng tìm tòi để biết.
Ngạn đã ngoài bốn mươi, quê vùng xuôi, đâu tận giáp biển, nhưng từ ngày mới vào bộ đội, anh đã lăn lộn trên vùng rừng núi biên giới. Anh ở bộ đội gần hai mươi năm thì gần hai mươi năm lăn lộn trên mảnh đất này. Công tác của anh thôi thì đủ: đánh Pháp, đánh phỉ, nắm dân, tìm đất… Chúng ta hãy giở tấm bản đồ của nước Việt Nam ta. Trên địa giới miền Tây, một quãng có một cái chấm bằng hạt đất hơi lồi ra. Đó là mảnh rừng âm u có con suối mà ba chúng tôi đang đi giữa lòng nó. Chốn này, như đã nói, tôi mới đặt chân tới lần đầu. Đồng chí Vang, liên lạc của Ngạn, mới mười bảy tuổi, là người dân bản Pa-khen. Còn Ngạn? Khi Vang chưa đẻ thì Ngạn đã chiến đấu ở đây, anh và người ông ngoại của Vang là hai người đã có công đưa mảnh đất Pa-khen trở về bản đồ của Tổ quốc.
Năm 1945, dù đã có chính quyền cách mạng ở biên giới nhưng vùng đất Pa-khen vẫn bị Pháp nhập vào đất Lào, mọi giấy tờ địa chính cũ bị Pháp hủy hết. Lúc ấy, Ngạn là chiến sĩ vệ quốc đoàn chiến đấu bị thương, anh bị lạc đơn vị, anh được Y Khiêu - một người con gái người Lào cõng về, chữa lành vết thương. Sau khi vết thương khỏi, Ngạn ở lại bản tạo dựng cơ sở kháng chiến tại Pa-khen.
( Lược: Sau gần nửa năm, vùng Pa-khen liên tiếp nổ ra những trận đánh phục kích, tập kích nhỏ làm rung chuyển hệ thống đồn ải của quân Pháp và bọn thổ phỉ theo Pháp. Cảm phục tài trí và lòng dũng cảm của Ngạn, cha của Y Khiêu mời Ngạn đến uống rượu và nói với Ngạn muốn gả Y Khiêu cho anh.)
.....Ông với tay lên nóc nhà lấy một ống tre, lôi từ trong cái ống tre đầy bồ hóng ra những tờ giấy bản viết bằng chữ nho và chữ nôm, có tờ đóng dấu son và đã vàng úa. Đấy là những giấy tờ mà theo cáo thị của đồn Pháp, nhà ai còn thu giấu sẽ bị đem xử bắn. Đấy là tất cả bằng chứng xác thực chứng tỏ đất Pa-khen là đất Việt Nam. Ông già Lào trao tất cả cho Ngạn, với một lời dặn:“Mảnh đất này là đất Việt Nam. Anh là người chiến sĩ bộ đội Việt Nam, anh hãy giữ lấy”.
(Trích “Nguồn suối”, Tuyển tập Nguyễn Minh Châu,
Nhà xuất bản Văn học, 2006, tr 6-9)
Nêu dấu hiệu nhận biết ngôi kể của đoạn trích.Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Người kể chuyện xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong đoạn trích và kể lại câu chuyện là cơ sở để xác định ngôi kể thứ nhất của đoạn trích.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời không cho điểmHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |