Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Gia đình là tế bào của xã hội. Một gia đình tốt làm nên nền tảng vững chắc để xây dựng một cộng đồng, xã hội bền vững và phát triển. Vậy nhưng, không phải lúc nào gia đình cũng là nơi hạnh phúc và tràn ngập niềm vui. Mỗi thành viên là một cá tính riêng, mỗi thế hệ trong gia đình lại có quan điểm khác nhau theo quy ước thời đại mà họ đã và đang sống. Chính vì vậy, những xung đột, bất đồng quan điểm trong mỗi gia đình là điều không thể tránh khỏi. Khi đó, chúng ta cần học cách ứng xử hợp lý giải quyết những xung đột gia đình.
Xung đột được định nghĩa là các mâu thuẫn có liên quan đến nhu cầu, giá trị và lợi ích. Trong gia đình, bất đồng quan điểm, suy nghĩ giữa các thành viên là nguyên nhân chính gây ra xung đột. Xung đột gia đình là điều bình thường trong cuộc sống. Xung đột này có thể xuất hiện giữa những thành viên trong cùng thế hệ, hoặc cách biệt thế hệ. Xung đột gia đình không phải lúc nào cũng xuất phát từ lợi ích của một trong hai bên. Chẳng hạn, xung đột cha mẹ với con cái xuất phát từ tình thương, nhưng thiếu sự tinh tế và thấu hiểu nhau.
Khi có xung đột, người trong cuộc có thể to tiếng, nặng lời, thậm chí có hành vi bạo lực. Một số người còn áp dụng bạo hành lạnh để đả kích đối phương. Chính xung đột là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Các thành viên ngày càng xa cách nhau, thậm chí dẫn đến gia đình tan vỡ.
Vậy những nguyên nhân chính nào tạo nên xung đột gia đình? Xung đột gia đình không cùng thế hệ điển hình nhất vẫn là cha mẹ với con cái. Cha mẹ tự cho mình quyền kiểm soát cuộc đời con với cái mác “tình yêu”. Họ cho rằng mình luôn đúng, mình làm như thế là vì con. Nhưng trên thực tế, họ thiếu sự tinh tế, thấu hiểu, và tôn trọng con cái. Nhiều người chỉ muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên con, muốn con làm điều mình chưa làm được.
Về phần con cái, nhiều đứa trẻ thiếu sự đồng cảm với cha mẹ, hoặc có tâm lý hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân, thích chống đối người lớn nên dễ có xung đột. Ngoài ra, sự thay đổi tính cách trong giai đoạn dậy thì, hoặc áp lực học tập, áp lực do cha mẹ gây ra cho trẻ cũng khiến trẻ dễ có hành vi chống đối.
Hệ lụy lớn nhất mà các xung đột gia đình gây ra chính là khiến các thành viên ngày càng xa cách. Đến khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, đôi bên sẽ bùng nổ. Cha mẹ và con cái dường như có những bức tường ngăn cách vô hình. Hai vợ chồng không còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân. Rất nhiều gia đình đã tan vỡ vì không thể giải quyết xung đột.
Xung đột gia đình cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề tâm lý cho các thành viên, đặc biệt là con cái. Stress, trầm cảm là hai bệnh lý tâm thần thường gặp nhất. Không ít trẻ đã bị trầm cảm, thậm chí dẫn đến tự sát do cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thường xuyên kiểm soát mình quá mức, hoặc luôn bị so sánh với anh/chị.
Nói chung, xung đột gia đình nếu không được giải quyết sớm có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu. Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn, đôi bên cần ngồi xuống nói chuyện với nhau. Mỗi người cần giữ bình tĩnh khi giải quyết các xung đột gia đình. Khi tức giận, chúng ta thường mất kiểm soát cảm xúc nên có những hành động, lời nói làm tổn thương người đối diện. Vì vậy để tránh điều này, chúng ta cần học cách bình tĩnh. Lời đã nói ra chắc chắn không thể rút lại được. Một lời nói tưởng chừng đơn giản, vô hại nhưng có thể khiến đối phương nhớ mãi, trở thành vết sẹo không thể nào xóa bỏ. Chồng nóng thì vợ bớt lời. Bố mẹ đang tức giận thì con cái không nên cố gắng phản đối lại. Một trong hai bên cần phải chấp nhận “xuống nước” trước để mâu thuẫn không bị đẩy lên cao trào. Chúng ta nên đợi khi cả hai bình tĩnh mới tiếp tục việc tranh luận hay giải quyết các vấn đề. Khi bình tĩnh, cách nhìn nhận của con người cũng thay đổi so với lúc tức giận.
Các thành viên trong gia đình hãy cho nhau cơ hội lắng nghe và chia sẻ. Muốn hóa giải những xung đột do hiểu lầm thì đôi bên cần cho nhau cơ hội lắng nghe và chia sẻ. Chỉ khi cho đối phương cơ hội giải thích, chúng ta mới hiểu được vấn đề. Lắng nghe là nguyên tắc đầu tiên để chúng ta có thể hiểu nhau hơn. Song song đó cũng cần chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc chân thật của bản thân để đối phương hiểu rõ. Chẳng hạn nếu thấy cha mẹ luôn áp đặt bản thân, con cái cần nói thẳng suy nghĩ của mình. Thay vì để cảm xúc tiêu cực tích tụ, hãy thẳng thắn chia sẻ với nhau để tìm cách giải quyết.
Trong xung đột giữa phụ huynh và con cái, cha mẹ nên là người chủ động làm hòa trước. Chủ động làm hòa, học cách làm bạn với con cái cũng là bài học rất quan trọng mà cha mẹ cần biết.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |