Khun Lú Nàng Ủa là tập truyện thơ kể về một bi tình yêu của đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng không lấy được nhau.
Khun Lu Nàng Uả là cuốn truyện thơ của dân tộc Thái ca ngợi tình yêu lứa đôi của chàng Khun Lu và Nàng ủa, nhưng theo lệ Mường họ là chị e với nhau nên không được kết duyên thành vợ chồng. Do vậy 2 người định chết để có dịp lấy nhau trên Mường trời. Nhưng Then lấy Uả làm vợ và ban cho Khun Lu tha hồ vui chơi với các cung nữ. Chàng và Nàng nhìn thấy nhau hàng ngày nhưng không được tiếp xúc với nhau. Sau khi chết hồn của 2 người biến thành sao Khun Lu - Nàng Uả.
Bố mẹ Ủa vì đã ham giàu, ham địa vị mà đã ép Ủa lấy Khun Chai - một chủ mường lớn, giàu có, nhiều quân lính. Nếu gả Khun Chai thì Bái Hương sẽ có thêm mường lớn phụ thuộc và nhiều tiền bạc. Cuộc thương lượng gả bán giữa Khun Chai và Khun Bái diễn ra vừa đột ngột vừa chóng vánh. Không cần đầy đủ sính lễ theo phong tục, không cần mối lái nhiều lần, họ đã “Xin được làm mường nhỏ treo trên cây. Thì chi bằng ta giấm mối vào nơi đang cầu lụy”. Thấy Ủa phản ứng với bọn người Khun Chai, Khun Bái vội mắng con “Hễ nói láo chặt đầu…”. Lúc này ông là người trực tiếp chia rẽ đôi lứa, thực thi ý đồ phong kiến ngăn cấm tự do yêu đương. Bản chất độc ác, nhẫn tâm của ông bộc lộ khi ông đưa lưỡi dao vào cổ chàng Lú và rít răng đe dọa cháu yêu của mình “Tao chặt đầu mày xem sao…”. Để biện minh cho hành động của mình, một “luật đời xưa” không rõ là luật gì được giơ lên để làm lý do ngăn cản mọi sự bàn cãi. Gả bán mà vội vã như cướp thời cơ, quyết liệt như một cuộc mưu đồ. Trước đây Khun Bái là một ông bố hiền lành, một người chú hồn hậu mà giờ đây bỗng trở thành một kẻ sẵn sàng bỏ con, chém cháu. Ở Khun Bái ta thấy đầy đủ bản chất của kẻ thống trị, kẻ đại diện cho luật tục, còn Ngân Liếng chính là người tiếp tay thực thi phận sự một cách mẫn cán cho sự độc ác của bọn phong kiến thống trị. Bà kiên quyết sang nhà Lú đòi con gái về để gả cho người khác theo sự thôi thúc của lễ giáo phong kiến. Cùng với bố mẹ Ủa, sự ép duyên của bố mẹ Lú khi bắt chàng lấy Mành làm vợ cũng đã trực tiếp gây nên cái chết của Ủa và cái chết của Lú về sau.
Nói tóm lại, tác phẩm đã thể hiện buồn đau khổ sở, âu sầu, nước mắt lã chã rơi khi không thể ở bên cạnh người mình yêu của cô gái. Sự xót xa, lo lắng, đầy yêu thương gọi nàng Ủa tỉnh dậy của chàng trai. Và khẳng định tình yêu đôi lứa có trời đất chứng giám.