Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
– Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
– Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm.
– Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
– Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
– Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
– Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: “Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.”
– Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU SAU:
1. Nêu nội dung của văn bản
2. Nêu bài học của văn bản
3. Thủ pháp gây cười trong bài trên là gì?
4. Nhân vật nào để lại tiếng cười ? Vì sao?
5. Qua câu truyện trên phê phán điều gì?
6. Tìm ít nhất một trợ từ và một thân từ trong văn bản
7. Nêu suy nghĩ của e về thói xấu quá văn bản trên
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Nội dung của văn bản:
Câu chuyện kể về một anh học trò dốt nát, thích khoe chữ nghĩa, được mời dạy trẻ nhưng không biết chữ. Khi gặp từ "kê" nghĩa là gà, anh bịa ra "dủ dỉ là con dù dì" và tìm cách biện minh với lý do vô lý rằng đó là "tam đại con gà". Qua đó, câu chuyện phơi bày sự dốt nát, khoác lác và thích sĩ diện của anh thầy.
2. Bài học của văn bản:
Văn bản nhắc nhở chúng ta cần học hỏi chân thành, không được khoe khoang, giả vờ hiểu biết để che giấu sự thiếu sót của mình.
3. Thủ pháp gây cười trong bài trên là gì?
4. Nhân vật nào để lại tiếng cười? Vì sao?
Nhân vật thầy dạy trẻ để lại tiếng cười vì sự dốt nát nhưng vẫn cố gắng khoe chữ, tạo nên những tình huống trớ trêu, ngớ ngẩn và các lý do ngụy biện vô lý.
5. Qua câu chuyện trên phê phán điều gì?
Câu chuyện phê phán thói khoe khoang, sĩ diện hão, thiếu kiến thức nhưng lại giả vờ hiểu biết, đồng thời nhắc nhở con người cần khiêm tốn và học hỏi thực chất.
6. Tìm ít nhất một trợ từ và một thân từ trong văn bản:
7. Suy nghĩ của em về thói xấu qua văn bản trên:
Thói sĩ diện hão và khoe khoang dốt nát là điều đáng phê phán vì nó không chỉ khiến bản thân mất uy tín mà còn có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho người khác. Con người cần khiêm tốn, học hỏi thực chất và không tự lừa dối bản thân hay người khác về khả năng của mình. Câu chuyện nhắc nhở rằng kiến thức phải được xây dựng từ sự chăm chỉ và trung thực, không thể che đậy bằng những lời nói khoác lác.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |