"Thuở ấy, ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông ra để học trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ tôi khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu như đưa theo bàn tay của các em. Đến khi xem lại những chữ học trò tròn trịa, ngay ngắn, mẹ tôi khẽ gật đầu. Rồi mẹ tôi cất tiếng đọc, một giọng đọc thanh thoát, nhẹ nhàng để trẻ con bắt chước theo. Nghe học trò đọc, không thấy ngọng nữa, mẹ tôi mỉm cười trìu mến lắm."
(theo Nụ cười của mẹ - Lê Phương Liêm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bằng cách khoanh đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
"Thuở ấy, ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông ra để học trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ tôi khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu như đưa theo bàn tay của các em. Đến khi xem lại những chữ học trò tròn trịa, ngay ngắn, mẹ tôi khẽ gật đầu. Rồi mẹ tôi cất tiếng đọc, một giọng đọc thanh thoát, nhẹ nhàng để trẻ con bắt chước theo. Nghe học trò đọc, không thấy ngọng nữa, mẹ tôi mỉm cười trìu mến lắm."
(theo Nụ cười của mẹ - Lê Phương Liêm)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Đoạn trích là lời kể của ai?
A. Hồi kí B. Du kí C. Truyện ngắn D. Truyện dân gian
Câu 1: đoạn trích là lời kể của ai?
A. Cô giáo B. Người mẹ C. Người con D. Người thầy.
Câu 1: ngôi kể trong đoạn trích trên là ai?
A. ngôi thứ nhất B. ngôi thứ hai C. ngôi thứ ba D. ngôi thứ tư.
Câu 1: người mẹ dạy những đứa trẻ nào?
A. mò cua B. bắt ốc C. chăn trâu, cắt cỏ D. mò cua, bắt ốc, chăn trâu, cắt cỏ
Câu 1: các từ láy miêu tả hình ảnh bàn tay người mẹ là:
A. thon thả, xanh xao.
B. thon thả, thanh thoát.
C. thanh thoát, nhẹ nhàng.
D. tròn trịa, ngay ngắn.
Câu 1: Những việc làm của người mẹ trong văn bản cho thấy người mẹ có những phẩm chất đáng quý nào?
Câu 1: Em mơ ước trong tương lai sẽ làm nghề gì? Vì sao?
Câu 2: Dòng nào không chứa từ đa nghĩa ?
A. mái đầu / đầu làng B. bàn tay / tay vịn cầu thang C. cầm tay / gia cầm D. cắt cỏ / cắt lượt
Câu 3: Vì sao người mẹ lại có hành động " gật đầu ", " mỉm cười " với việc học của các học trò ?
A. Vì các học trò rất ngoan B. Vì các học trò đã biết viết và biết đọc
C. Vì các học trò là những đứa trẻ chăm làm D. Vì các học trò biết nghe lời
Câu 4: Chủ đề của đoạn trích trên là ?
A. Ca ngợi hình ảnh người mẹ - cô giáo B. Ca ngợi tình mẹ con
C. Ca ngợi tình bạn bè D. Ca ngợi các bạn học sinh
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Đoạn trích là lời kể của ai?
Câu 2: Đoạn trích là lời kể của ai?
Câu 3: Ngôi kể trong đoạn trích trên là ai?
Câu 4: Người mẹ dạy những đứa trẻ nào?
Câu 5: Các từ láy miêu tả hình ảnh bàn tay người mẹ là:
Câu 6: Những việc làm của người mẹ trong văn bản cho thấy người mẹ có những phẩm chất đáng quý nào?
Câu 7: Em mơ ước trong tương lai sẽ làm nghề gì? Vì sao?
Câu 8: Dòng nào không chứa từ đa nghĩa?
Câu 9: Vì sao người mẹ lại có hành động "gật đầu", "mỉm cười" với việc học của các học trò?
Câu 10: Chủ đề của đoạn trích trên là?
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |