Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Năm 965, chính quyền nhà Ngô sụp đổ, đất nước rơi vào tình trạng “Loạn 12 sứ quân”.
Trước tình hình đất nước loạn lạc, Tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh.
- Với tài năng của mình, lại được nhân dân ủng hooh, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó, được tôn là Vạn Thắng Vương. Trong 2 năm (966 – 967), bằng các biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh.
2:
- Tổ chức chính quyền:
+ Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc; dưới vua có các chức quan văn, võ phụ trách từng công việc.
+ Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Ví dụ: Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)...
- Đời sống xã hội – văn hóa: cuộc sống nhân dân yên bình, văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục.
3:
Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn; khoảng thế kỉ XIV, chữ Lào ra đời. Trên cơ sở cải tiến chữ Hán (Trung Quốc), người Việt đã tạo ra chữ Nôm,...
Bên cạnh văn học dân gian, dòng văn học viết xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng.
Ở In-đô-nê-xi-a có những tác phẩm nổi tiếng phản ánh sự hưng thịnh của vương quốc như cuốn Sách của các ông vua, trường ca Ne-ga-rắc Re-ta-ga-ma.
Ở Ma-lai-xi-a, sự hưng thịnh của Vương quốc Ma-lắc-ca được phản ánh qua tác phẩm khuyết danh Truyện sử Mã Lai.
4; Việc Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình chứng tỏ người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng, khẳng định Đại Cồ Việt ngang hàng với nước Tống (ở Trung Quốc) và không phụ thuộc bất cứ nước nào.
5:
a/ Giống nhau:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành.
+ Dưới vua là bộ máy quan lại phụ trách từng công việc.
+ Ở địa phương, vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi hiểm yếu.
+ Chưa có luật pháp thành văn.
b/ Khác nhau:
- Tổ chức chính quyền nhà Ngô
+ Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ.
+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu.
+ Quân đội chưa được tổ chức quy củ.
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai.
- Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê:
+ Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)
+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.
+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã.
+ Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương.
+ Định ra luật lệnh (năm 1002).
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |