Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I.

MÔN LÝ 7

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
A. vôn kế. B. nhiệt kế.
C. tốc kế. D. ampe kế.
Câu 2. Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an
toàn khi tham gia giao thông.
B. Để các xe đi đúng làn đường.
C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3. Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây,
nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra
từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.
C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
D. Cả 3 phương án đúng.
Câu 4. Hãy xác định câu nào sau đây là sai?
A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
B. Hz là đơn vị tần số.
C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
Câu 5. Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt
và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất
nhanh. Vì sao lại như vậy?
A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.
B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không
thể nghe được.
C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.
D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất
truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.
Câu 6. Chùm tia song song là chùm tia gồm:
A. Các tia sáng không giao nhau. B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực.
C. Các tia sáng hội tụ. D. Các tia phân kì.
Câu 7. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng
ánh sáng thành

A. hoá năng. B. nhiệt năng.
C. điện năng. D. cơ năng.
Câu 8. Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật?
A. Không cho ánh sáng truyền qua.
B. Đặt trước mắt người quan sát.
C. Cản đường truyền của ánh sáng.
D. Cho ánh sáng truyền qua.
Câu 9 : Đặt một bóng đèn điện dây tóc đang sáng trước một màn chắn có đinh. Một
vật cản được đặt trong khoảng giữa bóng đèn và màn chắn. Khi đưa vật cản lại gần
màn chắn hơn, kích thước của bóng tối trên màn chắn sẽ
A. tăng lên. B. giảm đi.
C. không thay đổi. D. lúc đầu tăng lên, sau đó giảm đi.
Câu 10 : Trong các vật sau đây, vật nào có thể được coi là một gương phẳng?
A.Mặt phẳng của tờ giấy. B.Mặt nước đang gọn sóng.
C.Mặt phẳng của một tâm kim loại nhẵn bóng. D.Mặt đất.
Câu 11. Muốn xác định tốc độ chuyển động của vật ta phải biết
A. Quãng đường vật đi và hướng của chuyển động.
B. Quãng đường vật đi và thời điểm vật xuất phát.
C. Quãng đường vật đi và thời gian đi hết quãng đường đó.
D. Thời điểm xuất phát và hướng của chuyển động.
Câu 12. Đối với các phương tiện tham gia giao thông trên đường, nội dung nào sau
đây không đảm bảo an toàn giao thông?
A. Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện phía trước.
B. Giảm tốc độ khi trời mưa
C.Tăng tốc độ khi trời khô ráo
D. Luôn tuân thủ đúng giới hạn về tốc độ.
Câu 13. Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của tần số ?
A. Hz B. km/h C. km.h D. h/km
Câu 14. Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tần số dao động. B. Biên độ dao động.
C. Thời gian dao động. D. Tốc độ dao động.
Câu 15. Đâu là phương án chống ô nhiễm tiếng ồn bằng biện pháp tác động vào
nguồn âm
A. Trồng nhiêu cây xanh ở nơi có tiếng ồn lớn
B. Treo các biển báo đi nhẹ nói khẽ
C. Làm của nhà bằng kính, treo dèm trong nhà
D. Xây các tường cao bao quanh khu vực có nhiều tiếng ồn to.
Câu 16. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng?
A. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.
B.Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da.

C. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời.
D. Ánh sáng mặt trời dung làm sáng bóng đèn.
Câu 17. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng
ánh sáng thành
A. hoá năng. B. nhiệt năng.
C. điện năng. D. cơ năng.
Câu 18.Góc phản xạ là góc tạo bởi
A.Tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
B.Tia phản xạ và mặt phản xạ của gương.
C.Tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
D.Tia phản xạ và tia tới.
Câu 19. Hiện tượng nào dưới đây là kết quả của hiện tượng phản xạ ánh sáng
A. Mắt nhìn thấy bóng cây ở ngoài đường
B. Mắt nhìn thấy hình ảnh của cây dưới hồ nước
C. Mắt nhìn thấy con cá trong bể cá
D. Mắt nhìn thấy các vật phía sau tấm kính.
Câu 20.Chọn câu trả lời đúng. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn là
A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật
B. ảnh thật cùng chiều và bằng vật, đối xứng nhau qua gương.
C. ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật, đối xứng nhau qua gương.
D. ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
Câu 21. Muốn xác định tốc độ chuyển động của một vật, ta phải biết những gì
A. Quãng đường vật đi được và hướng chuyển động của vật.
B. Quãng đường vật đi được và thời điểm vật xuất phát.
C. Quãng đường vật đi được và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
D. Thời điểm xuất phá tvà hướng chuyển động của vật.
Câu 22. Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an
toàn khi tham gia giao thông.
B. Để các xe đi đúng làn đường.
C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 23. Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của tần số ?
A. Am Pe B. Kg C. Hz D. Vôn
Câu 24. Trong thí nghiệm tạo âm trầm, bổng bằng thước, phần tự do của thước dao
động càng nhanh thì âm phát ra có
A. Tần số càng lớn. B. Tần số càng nhỏ.
C. Biên độ càng lớn. D. Biên độ càng nhỏ.
Câu 25. Đâu là phương án chống ô nhiễm tiếng ồn bằng biện pháp phân tán âm
trên đường truyền.

A. Trồng nhiêu cây xanh ở nơi có tiếng ồn lớn
B. Treo các biển báo đi nhẹ nói khẽ
C. Làm của nhà bằng kính, treo dèm trong nhà
D. Xây các tường cao bao quanh khu vực có nhiều tiếng ồn to.
Câu 26. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng?
A. Ánh sáng mặt trời làm pin mặt trời hoạt động .
B. Ánh sáng mặt trời để cây xanh quang hợp .
C. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời.
D. Ánh sáng mặt trời dung để phơi thóc.
Câu 27. Bình nóng lạnh sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng
ánh sáng thành
A. Hoá năng. B. Nhiệt năng.
C. Điện năng. D. Cơ năng.
Câu 28.Góc tới là góc tạo bởi
A.Tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
B.Tia phản xạ và mặt phản xạ của gương.
C.Tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
D.Tia phản xạ và tia tới.
Câu 29. Hiện tượng nào dưới đây không phải là hiện tượng phản xạ ánh sáng
A. Mắt nhìn thấy bóng cây ở ngoài đường
B. Mắt nhìn thấy ánh sáng từ gương xe máy chiếu tới .
C. Mắt nhìn thấy hình ảnh của ngôi nhà dưới hồ nước
D. Mắt nhìn thấy hình ảnh của cây dưới hồ nước.
Câu 30. Đâu là câu trả lời sai khi nói về ảnh của một một vật qua một gương
phẳng ?
A. Ảnh ảo , không hứng được trên màn
B. Ảnh có độ lớn bằng vật.
C. Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách ảnh đến gương
D. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
TỰ LUẬN
- Lý thuyết
Câu 1. Thế nào là vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém? Lấy ví dụ
Câu 2. Biên độ giao động là gì? Khi nào ta nghe được âm càng to, càng nhỏ?
Câu 3. Tần số giao động là gì? Khi nào âm phát ra càng trần và càng bổng
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
22
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là câu trả lời cho các câu hỏi trắc nghiệm, cùng với phần tự luận theo yêu cầu:

**A. PHẦN TRẮC NGHIỆM**

Câu 1. C
Câu 2. D
Câu 3. D
Câu 4. C
Câu 5. D
Câu 6. A
Câu 7. C
Câu 8. D
Câu 9. A
Câu 10. C
Câu 11. C
Câu 12. C
Câu 13. A
Câu 14. A
Câu 15. D
Câu 16. A
Câu 17. C
Câu 18. C
Câu 19. A
Câu 20. C
Câu 21. C
Câu 22. D
Câu 23. C
Câu 24. A
Câu 25. A
Câu 26. D
Câu 27. B
Câu 28. A
Câu 29. A
Câu 30. D

---

**TỰ LUẬN**

**Câu 1.** Vật phản xạ âm tốt là vật có khả năng phản xạ âm thanh hiệu quả, ví dụ như tường vách bằng bê tông hay gỗ. Những vật này giúp âm thanh vang vọng và rõ ràng hơn. Ngược lại, vật phản xạ âm kém là những vật có cấu trúc không đồng nhất, như thảm, rèm hay vật liệu mềm, không thể phản xạ âm thanh hiệu quả, dẫn đến âm thanh bị hấp thụ và giảm độ rõ nét.

**Câu 2.** Biên độ dao động là độ lớn tối đa của biến động quanh vị trí cân bằng trong một dao động. Khi biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to; ngược lại, khi biên độ nhỏ, âm nghe được sẽ càng nhỏ.

**Câu 3.** Tần số dao động là số lần dao động xảy ra trong một giây, đo bằng Hertz (Hz). Khi tần số dao động cao, âm phát ra sẽ càng bổng (cao); còn khi tần số thấp, âm phát ra sẽ càng trầm (thấp).

Hy vọng những câu trả lời trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi!
1
0
Hưng
28/12/2024 15:14:21
+5đ tặng

Trắc nghiệm

  1. C
  2. A
  3. A
  4. C
  5. B
  6. A
  7. C
  8. D
  9. A
  10. C
  11. C
  12. C
  13. A
  14. A
  15. D
  16. D
  17. C
  18. C
  19. A
  20. C
  21. C
  22. A
  23. C
  24. A
  25. A
  26. D
  27. B
  28. A
  29. B
  30. D

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×