Chọn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích
Đề bài: Chọn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích
CÚC ÁO CỦA MẸ Nhất Băng (Trung Quốc) Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế. Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?” Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V). Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V). Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…(...) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần. Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ. Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”. (Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phân tích tác phẩm "Cúc áo của mẹ" của Nhất Băng 1. Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm kể về một cậu bé trong ngày sinh nhật 12 tuổi, nhận được một chiếc áo mới do mẹ may cho. Chiếc áo là món quà đặc biệt, nhưng khi đến lớp, cậu nhận ra rằng cúc áo của mình không giống những chiếc cúc áo của các bạn, bởi nó được may bằng một mảnh vải cũ. Các bạn trêu chọc và cậu tức giận cắt bỏ chiếc áo mới. Cậu không hề biết rằng chiếc áo là biểu tượng của tình yêu thương và sự hy sinh của mẹ. Sau này, khi cậu trở thành người thành đạt, nhìn thấy chiếc áo của một người mẫu với những chiếc cúc áo tương tự, cậu mới nhận ra sự hy sinh của mẹ. Cậu hối hận nhưng đã quá muộn. 2. Phân tích nhân vật và tình cảm mẹ con:
Nhân vật cậu bé: Cậu bé ban đầu chỉ nhìn thấy chiếc áo như một món quà thể hiện sự vinh quang và tự hào, nhưng không nhận ra tình cảm đằng sau món quà đó. Khi phát hiện ra chiếc áo không hoàn hảo, cậu chỉ thấy sự xấu hổ và giận dữ. Sự ngây thơ của cậu thể hiện rõ qua hành động cắt chiếc áo, khi đó cậu không hiểu được tình yêu thương mà mẹ đã đặt vào từng chi tiết của chiếc áo.
Nhân vật người mẹ: Mẹ cậu là một người rất tần tảo, hy sinh thầm lặng. Bà đã dùng mảnh vải cũ để làm chiếc áo cho con, không vì sự hoàn hảo về hình thức mà vì tình yêu thương vô điều kiện dành cho con. Mẹ không chỉ may áo mà còn chấp nhận sự thiếu thốn để con có được món quà tinh thần lớn lao. Sau khi cậu bé hiểu ra, nhưng không còn cơ hội để nói lời xin lỗi, người mẹ đã ra đi mãi mãi, để lại cho cậu một niềm hối hận sâu sắc.
3. Tình yêu mẹ trong tác phẩm:
Mẹ trong tác phẩm không chỉ là hình mẫu của sự hy sinh, mà còn là hình mẫu của nghệ thuật tinh tế. Chiếc áo với những chiếc cúc không đều là tác phẩm mà mẹ đã "tạo ra" với tất cả tình yêu thương. Dù có khuyết điểm nhưng lại mang đầy giá trị tình cảm.
Câu nói của nhà thiết kế trong tác phẩm: "Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!" chính là sự khẳng định rằng tình yêu thương của mẹ là một nghệ thuật đích thực. Mẹ dùng những gì mình có để tạo nên một món quà đầy tình cảm cho con, dù nó không hoàn hảo về mặt hình thức.
4. Bài học từ tác phẩm:
Tác phẩm nhấn mạnh giá trị của tình yêu thương và sự hy sinh của mẹ, đồng thời cũng nhắc nhở mỗi người về sự cảm nhận đúng đắn về tình cảm của người thân trong gia đình.
Cậu bé đã học được bài học quý giá về tình yêu thương của mẹ, dù quá muộn màng. Điều này khiến tác phẩm trở nên xúc động và sâu sắc, khi mỗi người đọc sẽ tự nhìn lại cách mình đối xử với người mẹ thân yêu.
Kết luận: Tác phẩm "Cúc áo của mẹ" của Nhất Băng là một câu chuyện xúc động về tình yêu và sự hy sinh của người mẹ. Mặc dù cậu bé không nhận ra giá trị thực sự của món quà từ mẹ ngay lúc đó, nhưng qua thời gian, cậu đã hiểu ra và hối hận vì đã không trân trọng tình cảm của mẹ. Tác phẩm này không chỉ làm nổi bật tình mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm thông điệp về sự hy sinh âm thầm và những giá trị tình cảm vô giá mà mỗi chúng ta cần biết trân trọng.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Mẹ là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca và văn chương, cũng bởi từ xưa đến nay mẹ là một người phụ nữ vô cùng đặc biệt. Mẹ là người luôn hi sinh, bảo bọc và yêu thương con cái, có thể nói mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Nhắc đến đây, người đọc nhớ đển câu truyện Cúc áo của mẹ của tác giả người Trung Quốc nổi tiếng đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc về tình mẫu tử thiêng liêng.
Nhất Băng là một tác giả người Trung Quốc với phong cách sáng tác đặc biệt, để lại rất nhiều dấu ấn khó phai trong trái tim độc giả. Câu truyện Cúc áo của mẹ cũng là một câu truyện xuất sắc như thế khi lồng ghép tình mẫu tử thiêng liêng vào từng câu văn, nhưng điều đặc biệt chính là câu truyện đã để lại trong lòng người đọc sự tiếc nuối, nỗi băn khoăn, suy nghĩ về mẹ của mình. Câu chuyện viết về một người con trai dù đã lớn khôn và trưởng thành, thành công và đã đạt được thành tựu trong cuộc sống nhưng vẫn nhớ về một lần lầm lỗi với mẹ. Anh đã nhận ra một điều rằng mẹ luôn quan tâm, chăm sóc, hi sinh và dành cả đời tần tảo vì con, thế nhưng anh lại không hề nhận ra điều đó và làm mẹ buồn lòng. Cho đến khi mẹ qua đời thì anh mới nhận ra và cảm thấy vô cùng hối hận, buồn bã vì đã làm phiền lòng mẹ trong quá khứ. Khi ngày xưa, gia đình còn nhiều khó khăn vất vả thì mẹ đã dành cho anh những điều tốt đẹp nhất bằng cách đan cho anh một chiếc áo với hàng cúc chữ “V” nhưng cậu bé lại cảm thấy vô cùng xấu hổ, bị khinh thường khi mình mặc một chiếc áo rẻ tiền. Cậu đã trách mẹ của mình nhưng không biết rằng mẹ đã cố gắng dành những điều tốt nhất của mình cho con. Vì làm việc quá vất vả nên người mẹ đã lâm bệnh nặng và qua đời, cho đến tận lúc này thì người con mới nhận ra sai lầm của bản thân trong quá khứ. Trong một lần tham dự một buổi trình diễn thời trang, anh vô tình thấy hàng cúc áo chữ V giống với chiếc áo mẹ mình đan năm xưa, anh đã không khỏi xúc động và òa khóc nức nở.
Đồng thời, câu truyện còn có một chi tiết rất đắt giá, gợi cho người đọc rất nhiều suy ngẫm đó chính là hàng cúc áo chữ V được sáng tạo bởi nhà thiết kế nổi tiếng, được mặc bởi những người mẫu hàng đầu thì lại được trân trọng. Qua đó có thể cảm nhận được thông điệp: thứ cao quý thì đôi khi vẫn bị cho là điều tầm thường, người đáng lí được coi trọng đôi khi cũng bị coi khinh. Sự thành công của tác phẩm là sự hòa quyện giữa tình mẫu tử thiêng liêng và những triết lí sâu sắc. Khi đọc xong tác phẩm người đọc vẫn ấn tượng mãi không nguôi, đọng lại rất nhiều bài học để ghi nhớ và học tập. Qua đó, bạn đọc các thêm trân trọng và yêu thương mẹ của mình.
Câu truyện Cúc áo của mẹ là một trong những câu truyện hay nhất viết về đề tài của mẹ và chắc chắn những giá trị mà tác phẩm đem lại sẽ mãi mãi in sâu trong trái tim bạn đọc.