Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Kịch là một trong ba thể loại chính của nền văn học Việt Nam, nhắc đến kịch thì ngoài cái tên nổi tiếng như Lưu Quang Vũ thì ta còn biết đến cái tên Nguyễn Huy Tưởng. Đặc biệt Nguyễn Huy Tưởng không chỉ là một nhà viết kịch mà còn là một nhà văn. Trong những tác phẩm kịch nổi tiếng của ông phải kể đến tác phẩm Vũ Như Tô được sáng tác vào năm 1941. Qua tác phẩm này nhà văn thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cường quyền, giữa nghệ sĩ và nhân dân và thậm chí là văn hóa dân tộc.
Vở kịch là một vở nói về lịch sử gồm có năm hồi, đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài thuộc hồi năm của vở kịch này. Nhân vật chính của kịch là Vũ Như Tô. Ông là một nhà kiến trúc tài giỏi, tính tình cương trực trọng nghĩa khinh tài. Lê Tương Dực là một tên bạo chúa sai Vũ Như Tô xây cửu trùng đài để hắn lấy nơi vui chơi với bọn cung tần mĩ nữ và ăn chơi xa đọa. Vốn tính tình cương trực thẳng thắn Vũ Như Tô đã từ chối sự sai khiến ấy mặc cho sự đe dọa về tính mạng. Thế nhưng Đan Thiềm một cô cung nữ tài sắc bị ruồng bỏ đã khuyên Vũ Như Tô xây cửu trùng đài để cống hiến cho đất nước. Vì ông luôn muốn cống hiến cho đất nước cho nên khi nghe thế ông quyết định xây Cửu Trùng Đài, ông dùng toàn tâm toàn lực để xây dựng. Nhưng chính cái Cửu Trùng Đài ấy đã làm khổ nhân dân khiến họ không thể chịu nổi và quyết tâm nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết còn Cửu Trùng Đài bị thiêu dụi hoàn toàn.
Đoạn trích thuộc hồi V diễn ra trong cung cấm. Trong khi Vũ Như Tô vẫn nuôi ước vọng làm nên một công trình nghệ thuật để cống hiến cho đất nước của mình. Nhưng ông không hề biết đó là tiếp tay cho hôn quân ăn chơi xa đọa và làm khổ chính nhân dân. Để xây dưng lên Cửu Trùng Đài ấy biết bao xương máu của nhân dân đã phải đổ. Và kết cục cho người nghệ sĩ không nhận thức được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời cường quyền chính là cái chết. Đây là một đoạn trích vô cùng kịch tính và hấp dẫn.
Mâu thuẫn của đoạn trích này là khi nhân dân không thể chịu nổi nữa bèn đứng lên nổi loạn. Người đứng đầu cho cuộc nổi loạn ấy chính là Trịnh Duy Khản. Đó chính là mâu thuẫn thứ nhất, mâu thuẫn trực tiếp và thực tế. Nhân dân phải sống trong cảnh lầm than đã thế lại còn phải phục vụ cho việc xây dựng Cửu Trùng Đài cho tên vua vô lại ăn chơi hưởng lạc. Điều đó làm sao có thể chịu được. Nhân dân không chỉ mất tiền mất sức mà còn mất cả mồ hôi và xương máu. Vì thế cho nên ở đây có sự mâu thuẫn giữa vua vô lại và nhân dân. Mâu thuẫn kịch ấy được giải quyết bằng một cuộc nổi loạn dẹp sạch cuộc sống xa hoa kết liễu tên vua dâm kia. Khi nhân dân nổi dậy họ đã bắt và giết tên Lê Tương dực sau đó những cung tần mĩ nữ hoàng hậu cũng bị vạ lây mà giết hết. Cuối cùng là Đan Thiềm và Vũ Như Tô họ cũng không tránh khỏi cái chết vì đã làm cho nhân dân khổ cực. Cửu Trùng Đài thì bị thiêu dụi trong ánh mắt tiếc nuối của Vũ Như Tô.
Mâu thuẫn thứ hai trong đoạn trích này chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy lâu đời với lợi ích thiết thực của nhân dân trong việc xây Cửu Trùng Đài. Trong tác phẩm ta thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có tâm và hết lòng vì nghệ thuật. Chính vì thế mà ông luôn muốn cống hiến những công trình nghệ thuật của mình cho đất nước. Thế nhưng là một người nghệ sĩ ông lại không nhận thức được mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống cho nên đã mắc sai lầm và dẫn tới cái chết. Hay Đan Thiềm cô khuyên Vũ Như Tô không hề vì một mục đích nào khác. Cô là một người bạn tri âm tri kỉ với ông nên muốn tốt cho ông mà thôi. Nhưng Đan Thiềm cũng không ý thức được mối quan hệ đó cho nên cũng nhận lấy kết cục đáng buồn.
Cửu Trùng Đài là một công trình nghệ thuật lớn vì thế cho nên nó rất tốn ngân khố của quốc gia. Mà ngân khố quốc gia lại chính là nhân dân làm ra chứ không ai hết. Chính vì thế xây dựng càng lớn thì nhân dân càng khổ nhiều hơn. Không những thế mà họ còn phải trả xương máu cho công trình ấy. Thứ hai Cửu Trùng Đài xây nên chỉ để phục vụ cho vua chúa ăn chơi xa đọa chứ không phải để phục vụ cho nhân dân. Chính vì thế nhân dân hoàn toàn không có một lợi ích nào ở đây. Trong khi đó Vũ Như Tô một người nghệ sĩ tài ba có tâm lại không nhận thức được điều đó. Ông chỉ chú tâm vào xây dựng công trình nghệ thuật vĩ đại của mình cho nên điều đó đã khiến cho công trình nghệ thuật ấy xa rời thực tế cuộc sống và nhận lấy kết quả đáng buồn. Ngay cả khi Đan Thiềm khuyên ông chạy đi không thì sẽ chết nhưng ông vẫn không chạy, ông vẫn tin vào việc làm của mình là đúng và quang minh chính đại. Và cho đến khi ông bị lôi ra pháp trường ông vẫn không nhận ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Ông vẫn không hề biết lí do tại sao mình phải chết. Điều đó là một bi kịch lớn đối với một người nghệ sĩ.
Đoạn trích này có đầy đủ các yếu tố để làm nên một vở kịch hấp dẫn, các xung đột kịch được nhà văn tổ chức lôi cuốn hấp dẫn. Không khí nhịp điệu thì cứ tăng tiến dần dần lên tạo nên một tính chất gay gắt của xung đột kịch. Nhà văn thắt núi sau đó lại mở nút nhưng kết cục vẫn là bi kịch. Qua đây nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống đời thường. Nghệ thuật không thể tách rời cuộc sống.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |