LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám. Tái hiện về nhân vật ông Bụt

3 trả lời
Hỏi chi tiết
576
1
1
Trịnh Quang Đức
13/06/2019 20:27:11
Cũng giống như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, em rất thích đọc và nghe kể những câu chuyện cổ thật hay như Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt… Điều thú vị là những chi tiết hoang đường, kì ảo tạo nên sự hấp dẫn lạ lùng của câu chuyện đều do thần thánh, Tiên, Bụt tạo ra. Nhân vật Tiên ông thường xuất hiện vào những lúc gay cấn nhất để cứu giúp người nghèo khổ, hiền lành và trừng trị kẻ giàu có mà xấu xa, độc ác.
Sau khi chú cá bống nhỏ xinh bị mẹ con mụ dì ghẻ độc ác ăn thịt, cô Tấm đau khổ lắm. Thế là cô đã mất một người bạn thân, một nguồn an ủi. Cô ôm mặt khóc nức nở. Bỗng nhiên một cơn gió mạnh nổi lên, Tiên ông hiện ra giữa vầng hào quang và làn hương thơm ngát. Mái tóc Tiên ông bạc phơ, búi cao trên đỉnh đầu, bộ râu ba chòm trắng như bông thả dài trước ngực. Trong tay Tiên ông là cây gậy trúc nâu bóng. Tiên ông bước đi, nhẹ như gió thoảng. Đôi hài vải màu lam lướt trên mặt đất. – Chào cháu! Điều gì làm cho cháu đau khổ đến thế? Cháu hãy nín khóc và kể lại mọi chuyện cho ta nghe! Biết đâu ta lại giúp được cháu chăng?!
Cô Tấm ngẩng mặt lên nhìn. Nụ cười hiền từ làm cho gương mặt của Tiên ông càng thêm phúc hậu. Cô Tấm chắp tay lạy Tiên ông rồi kể đầu đuôi sự việc. Nghe xong, Tiên ông khuyên nhủ:
– Cháu hãy ghi nhớ lời ta dặn: cố tìm lấy xương bống, chia đều bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn dưới chân giường. Ít lâu sau, phép lạ sẽ xảy ra với cháu!
Dứt lời, Tiên ông biến mất, chỉ còn khói sương lãng đãng và mùi hương phảng phất đâu đây.
Cô Tấm làm đúng theo lời Tiên ông dặn, nhưng tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy xương bống đâu. Bất ngờ, một con gà cất tiếng: “Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”. Cô Tấm cho gà ăn thóc. Loáng chốc, gà đã bới được xương bống từ trong đống tro bếp. Tiên ông đã kín đáo sai gà giúp Tấm.
Ngày hội lớn đầu xuân đã đến. Tấm muốn đi dự hội nhưng khổ thay, cô không có quần áo mới. Đã thế, mụ dì ghẻ độc ác lại trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt xong mới cho đi. Tủi thân, tủi phận, Tấm chỉ biết âm thầm khóc. Tiên ông hiện ra an ủi rồi sai một bầy chim sẻ giúp Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo. Rồi Tiên ông bảo Tấm hãy đào bốn chiếc lọ đựng xương bống lên, sẽ có đủ quần áo đẹp mặc đi dự hội.
Với phép thuật và tài năng của mình, Tiên ông đã giúp Tấm vượt qua bao khốn khó, hiểm nguy. Mấy lần cô Tấm bị mẹ con Cám hãm hại là mấy lần Tiên ông cho cô sống lại dưới hình hài khác: chim vàng anh, cây xoan đào, trái thị… Để rồi cuối cùng, Tấm trở lại với nguyên vẹn hình hài xinh đẹp ban đầu và được đoàn tụ với nhà vua.
Cô Tấm dịu dàng, chăm chỉ, thật thà, xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Giống như Sọ Dừa hay anh Khoai nghèo khổ, cô Tấm đã được Tiên ông giúp đỡ và ban thưởng xứng đáng. Hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu của Tiên ông mãi mãi in đậm trong kí ức tuổi thơ của chúng em bởi Tiên ông thay mặt nhân dân bênh vực người lương thiện, trừng trị kẻ xấu xa. Tiên ông chính là hiện thân của ước mơ công lí muôn đời của nhân dân ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/06/2019 07:51:25
Sự xuất hiện của Bụt trong “Tấm Cám” là 1 chi tiết nghệ thuật. Bụt không có thật, trong các câu truyện cổ tích thì thường thấy sự xuất hiện của Bụt để giúp đỡ cho nhân vật chính.
Trong truyện “Tấm Cám” cũng vậy. Bụt là một sự sáng tạo của nhân dân ta. Đó thường được miêu tả có hình dạng giống một ông cụ già, râu tóc bạc phơ , hiền lành, tốt bụng, luôn giúp đỡ kẻ yếu, người gặp khó khăn. Ông Bụt đã hiện lên 4 lần để giúp đỡ nhân vật chính: lần 1 giúp cô nuôi con cá bống, lần 2 cá bống chết Bụt mách Tấm đem xương chôn chân giường, lần 3 là giúp Tấm nhặt gạo với thóc để Tấm đi dự hội, lần 4 là giúp Tấm có quần áo đẹp để đi hội. Hình tượng ông Bụt có thể nói là đại diện cho quan niệm của nhân dân ta. Dân ta thường tín nhiệm người già. Các cụ già, già làng thường có kinh nghiệm, có kiến thức được mọi người tín nhiệm xin ý kiến và cho những lời khuyên. Hình ảnh ông cụ già đẹp lão, phúc hậu luôn đem đến vận may. Do vậy, ông Bụt là sáng tạo riêng của nhân dân lao động Việt Nam ta. [ không như thần bên phương Tây hay tiên, mụ phù thủy… chứa đầy phép thuật trong các câu truyện dân gian của các quốc gia khác].
Truyện cổ tích nói chung và hình ảnh ông Bụt nói riêng đều là những câu truyện, những hình ảnh không có thật mà đều do trí tưởng tượng của nhân dân ta. Nó đại diện cho mơ ước , khát vọng về 1 xã hội công bình của nhân dân. [ Điều này cũng gần giống như “cảm hứng lãng mạn của văn học giai đoạn 1945 – 1975, văn học luôn hướng đến tương lai, luôn lấy những điều ước mơ để nói về những điều không như mơ ước, để quên đi thực tại , cổ vũ toàn dân tiếp tục cố gắng để có được tương lai tốt đẹp đó, mà hiếm thấy những dòng tả thực đau thương về chiến tranh] .
Bụt là 1 sáng tạo riêng của nhân dân, đại diện cho mơ ước , cho quan niệm, cho trí tưởng tượng,cho tín ngưỡng, cho khát vọng của nhân dân… vì thế nó là 1 chi tiết đầy tính nghệ thuật của truyện cổ tích “Tấm Cám”
0
0
(•‿•)
14/06/2019 19:06:43
Nếu không có những truyền thuyết về ông Bụt hay những truyền thuyết khác… trong văn học dân gian Việt Nam, thì làm sao, người con Việt Nam có thể thấy được niềm tin về cuộc sống, và hiểu biết được sự tín ngưỡng và các nghi lễ của ông bà tổ tiên của chúng ta trong thời kỳ dựng nước cho tới ngày hôm nay.
Nhưng thực ra ông Bụt là ai?
Khi nói đến ông Bụt là hình như người Việt Nam mình ai cũng liền nghĩ đếnhình ảnh của một ông già hiền như tiên, râu tóc bạc phơ, luôn thường dạy người ta nên làm những việc tốt, sống đời lương thiện, hiếu thảo với gia đình, rồi khi gặp khó khăn, gọi ông thì ông sẽ hiện ra giúp đỡ.
Qua những truyện cổ tích của xứ Việt được biết như: chuyện Tấm Cám, Thằng Bờm, Cây Tre Trăm Đốt… Ông Bụt là một ông già hiền từ như tiên, râu tóc bạc phơ, luôn xuất hiện bất ngờ, để an ủi, giúp đỡ những trẽ con, người hiền lành đang lâm nạn, bằng một câu hỏi: “Tại sao con khóc? hay tại sao ngươi khóc ?”.
Hình ảnh ông Bụt là một nhân vật hư cấu mang tính giáo dục nói lên những lờirăn dạy luân lý, gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần, nhằm giúp cho người con Việt thấy được cái nhìn thực tiễn trong lối sống và cách đối nhân xử thế theo đạo lý sống của ông bà tổ tiên chúng ta.
Ông Bụt không phải là những nhân vật phi thường như những vị giáo chủ của các tông phái. Ông Bụt chỉ là một hình ảnh mang tính tư tưởng để nói lên đức tính tốt của người Việt. Ông Bụt là nét văn hóa dân tộc đặc sắc, phong phú,giản dị, bình thường trong cuộc sống hằng ngày của người con Việt.
Điều này có thể thấy được qua các thể loại ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích dân gian trong nền văn học Việt và nét đặc biệt hơn nữa là trong gia đình người Việt, ít khi được nghe người ta nói thờ Ông Bụt, do đó không có Đạo Bụt, nhưng người ta vẫn tin rằng, ông Bụt luôn luôn là vị cứu tinh của họ, trong lúc đang gặp bất công, đau khổ đày ải, hay không còn cách giải quyết nào khác.
Ông Bụt đã được dân tộc Việt dân gian hoá qua hình ảnh của một sứ giảmang đặc tính thuần túy dân gian của người Việt, bằng nhiều hình thức đa dạng,nằm trong một người luôn luôn mang lại hạnh phúc, niềm vui, thanh bình chonhững người nghèo khổ, hiền lành! và Nhắm mắt ông Bụt cười cho trẻ em một giấc mơ tuyệt vời.
Mỗi lần xuất hiện bất ngờ của Ông Bụt trong các truyện cổ tích đã nóilênđược nhiều điều, khi nhìn lại những gì gần gũi quen thuộc, dù chỉ qua hình thức ngắn gọn, nhưng đó là sức mạnh mầu nhiệm trong cuộc sống tối tăm gian khổ của người Việt, trong tinh thần luôn biết giúp đỡ thương nhau, mặc dù đang ở bậc tuổi già của ông bà hay cha mẹ.
Có lẽ vì Ông Bụt quá thân, quá thật thà, chất phác, quá dễ tính đối với dân gian cho nên người ta coi thường hay cố ý quên đi những lời hay ý đẹp trong lối sống sao cho trọn đạo làm người, do ông bà tổ tiên chúng ta thường hay dạy, qua những hình ảnh hiện thân khác nhau của Ông Bụt, không chịu thực hành mà chỉ chờ mong vào sự cưu mang của người khác.
Người con Việt đã có một nền văn hoá phong phú phù hợp cho nhiều tầng lớp trong xã hội và nền văn hoá phong phú này đã phải trải qua nhiều quá trình lưu truyền liên tục, từ hệ này sang hệ kia, được biết qua nhiều truyền thuyết. Nhưng truyền thuyết con Rồng cháu Tiên vẫn là một dấu ấn dân gian Việt quan trọng mang trong mình của mỗi người con Việt và nhờ vào đó mà nền Văn hoá dân tộc Việt phát sinh ra những phong tục, tập quán, lòng tín ngưỡng của mình, qua những hình ảnh khác nhau trong những truyền thuyết khác nhau như : Truyền Thuyết Ông Bụt….

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư