LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn tổng phân hợp (10 - 15) câu trình bày suy nghĩ của em về nhân phẩm con người qua nhân vật Lão Hạc (Nam Cao)

5 trả lời
Hỏi chi tiết
4.253
2
1
Kudo
01/07/2019 21:49:30
Nông dân - đó là đề tài quen thuộc của nhiều cây bút văn chương. Trong đó không thể không kể đến Nam Cao. Viết về đề tài nông dân nghèo trong xã hội cũ với tấm lòng nhân hậu, tự trọng phải kể đến "Lão Hạc" một truyện ngắn tiêu biểu của tác giả. Trong đó nổi bật hình ảnh nhân vật Lão Hạc.

Truyện được viết vào năm 1943. Đó là thời kì xã hội Việt Nam chịu áp bức của thực dân nửa phong kiến. Nam Cao đã lấy chất liệu của cuộc sống hiện thực của người nông dân trong xã hội đương thời để viết lên truyện ngắn "Lão Hạc" Truyện kể về Lão Hạc người nông dân nghèo khổ, thương con, chịu mọi hi sinh để vì con mà nhận cái chết đau đớn. Lão sống cô đơn, vợ mất, con vì không lấy được vợ, phẫn uất bỏ đi đồn điền. Lão sống cô đơn cùng chú chó tên Vàng và tâm sự cùng ông giáo hàng xóm.

Ở lão toát lên một vẻ đẹp chất phác của một lão nông điền nghèo khổ. Lão Hạc dưới ngòi bút của Nam Cao hiện lên trong một cuộc sống nghèo khổ,cơ cực. Lão nghèo nên chẳng thể cưới vợ cho đứa con duy nhất. Nghèo đến mức ăn dè ăn dặt, ăn củ khoai, củ chuối vì sợ động vài tiền của con. Lão nghèo nên con Vàng không nuôi nổi phải bán đi. Lão nghèo đến mức phải tìm đến cái chết vì nghĩ sẽ không chịu được mà động vào tiền cho con. Cái nghèo khiến lão đáng thương. Nhưng đó là cái nghèo chung của toàn người nông dân thời bấy giờ. Thiếu ăn thiếu mặc, thiếu đủ đường.

Giống như bao người nông dân phải chịu nhiều nỗi đau khổ về tinh thần, lão Hạc cũng sống với nỗi đau tâm hồn. Lão Hạc phần lớn sống cuộc đời trong cô đơn hiu quạnh vì vợ mất sớm, con bỏ nhà đi. Lão đau đớn day dút vù phải bán đi con Vàng. Bán đi con chó duy nhất làm bạn, lão buồn bã đau đớn và ân hận. Lão sống cuộc đời không một phút giây thanh thản. Lão luôn day dứt vì không lo được hạnh phúc cho đứa con duy nhất khiến nó phải bỏ nhà ra đi. Lão luôn sống trong thiếu thốn về vật chất, đau đáu nhớ thương con mà tâm sự với con Vàng như tìm điểm tựa. Tiêu vài tiền dành dụm lão cũng dằn vặt đau khổ vì nghĩ đến con sau này. Lão luôn sống trong nỗi suy nghĩ không nguôi về con, việc lão làm một mực hướng về con trai. Nỗi đau đớn nhất của lão là phải tìm đến cái chết, một cái chết đau đớn tột cùng. Trước khi từ giã cõi đời lão còn bị hiểu lầm. Bị vợ ông giáo cho gàn dở, bị ông giáo nghĩ đánh mất nhân cách trong sạch.

Nhưng quan trọng hơn cả, ở lão Hạc hiện lên vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất và nhân phẩm. Quả thực lão Hạc là người giàu yêu thương. Lão yêu con, hi sinh tất cả vì con. Lão yêu con chó, chăm nó như người con. Lão còn giàu lòng tự trọng, lương thiện. Bán con chó mà lão thấy ân hận, day dứt không nguôi. Lão chọn cái chết đau đớn. Chết vì ăn bả chó khiến người đọc đau đớn thay cho lão. Cái chết ấy là sự minh chứng cho lòng tự trọng của lão. Lão thà chết cũng không bao giờ chịu làm vẩn đục tâm hồn, lương tâm của mình.

Truyện ngắn "Lão Hạc" với ngôi kể thứ nhất dưới lời kể của ông giáo đã kể lại sinh đông câu chuyện về người nông dân dù bần cùng, rơi vào bế tắc nhưng vẫn sáng lên thiên lương cao đẹp. Qua đó hiện lên hình ảnh Lão Hạc với đầy đủ phẩm giá, nhân cách cao đẹp. Từ đó thấy được tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đối với nhân vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Kudo
01/07/2019 21:51:12

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muốn phiền lụy đến ai

Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận... của một nông dân chất phác, nhân hậu.

Bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” - ông giáo.

Đối với “cậu Vàng”: Lão Hạc chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”.

Cái chết của lão Hạc có hai lí do:

Vì lão không còn kiếm được tiền (sau trận ốm, lại bão lụt).

Điều cơ bản nhất là lão sợ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay.

Việc lão Hạc tìm đến cái chết cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh (kể cả tính mạng mình). Lão là người “đói cho sạch, rách cho thơm).

Khi hiểu rõ ngọn ngành cái chết của lão Hạc, ông giáo khẳng định: “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn”, vì trước mắt “tôi” là một con người cao quý đã chết vì một mục đích cao quý.

Nhưng cuộc đời vẫn buồn theo nghĩa khác. Bởi lẽ tại sao những con người tốt như lão Hạc lại phải chết? mà chết một cách quá thê thảm. Cuộc đời có là mảnh đất sống cho người tốt nữa hay không? Ý nghĩa này của ông giáo là một tiếng kêu cảnh lính về một xã hội không quan tâm đến con người, chà đạp lên số phận của con người.

8
0
Đại
01/07/2019 21:53:02
''Lão Hạc mang một tấm lòng tự trọng cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ánh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à?”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão ăn bả chó cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo… Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết con hơn. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.''
7
1
Quỳnh Anh Đỗ
02/07/2019 07:12:51
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muốn phiền lụy đến ai. Đối với “cậu Vàng”: Lão Hạc chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Việc lão Hạc tìm đến cái chết cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh (kể cả tính mạng mình). Lão là người “đói cho sạch, rách cho thơm). Khi hiểu rõ ngọn ngành cái chết của lão Hạc, ông giáo khẳng định: “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn”, vì trước mắt “tôi” là một con người cao quý đã chết vì một mục đích cao quý. Nhưng cuộc đời vẫn buồn theo nghĩa khác. Bởi lẽ tại sao những con người tốt như lão Hạc lại phải chết? mà chết một cách quá thê thảm. Cuộc đời có là mảnh đất sống cho người tốt nữa hay không? Ý nghĩa này của ông giáo là một tiếng kêu cảnh lính về một xã hội không quan tâm đến con người, chà đạp lên số phận của con người.
3
3
(•‿•)
02/07/2019 08:34:15
Nam Cao luôn trăn trở về số phận của người nông dân lương thiện trong xã hội phong kiến. Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên là chân dung của một lão nông Việt Nam đáng thương và đáng kính. Số phận của Lão Hạc thật đáng thương bởi cái nghèo nàn, túng thiếu. Hình ảnh Lão Hạc chết thật thê thảm. Lão mượn miếng bả chó để tự kết liễu đời mình. Tội nghiệp cho lão quá! Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra... Cái chết đau đớn của lão đã làm sáng tỏ thêm phẩm chất cao đẹp của người nông dân hướng thiện. Tuy sống trong cái xã hội đầy bóng tối, nhưng tâm trí lão vẫn sáng ngời, tính cách của lão thật cao quí. Cả đời lão nghèo đói nhưng không làm mất đi tấm lòng đôn hậu, trong sáng của mình. Với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ tự sự, Nam Cao đã gợi cho ta niềm cảm thương vô hạn đối với những người nông dân nghèo khổ. Ngòi viết của Nam Cao là tiếng nói cảnh tỉnh về một xã hội thiếu công bằng, không quan tâm đến người nghèo, chà đạp lên số phận của con người lương thiện. Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài đã được xây dựng vô cùng độc đáo với những đặc điểm tiêu biểu cho số phận và tính cách, phẩm chất của người phụ nữ miền núi Việt Nam. Khi phân tích nhân vật Mị, các em học sinh cần chú ý làm nổi bật những ý chính như vậy. Bên cạnh đó, đề văn phân tích nhân vật Tnú của nhà văn Nguyễn Trung Thành và nêu cảm nhận nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê cũng là những đề văn tương đối quan trọng nhằm hỗ trợ đắc lực em trong quá trình rèn luyện kĩ năng phân tích và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư