Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Các thành phần biệt lập

3 trả lời
Hỏi chi tiết
654
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/08/2017 00:57:06
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thành phần tình thái
a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?
(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.
- (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).
- (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từ chắc.
b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao?
Gợi ý: Thànhphần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.
2. Thành phần cảm thán
a) Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
(1) , sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý: Các từ ngữ , Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.
b) Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu hoặc trời ơi?
Gợi ý: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên trời ơi.
3. Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý:
- Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ
- Các thành phần cảm thán: chao ôi
2. Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):
chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
Gợi ý: Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.
- dường như / hình như / có vẻ như à có lẽ à chắc là à chắc hẳn à chắc chắn
3. Lần lượt thay các từ chắc / hình như / chắc chắn vào chỗ trống trong câu sau đây và cho biết với từ nào thì người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất (và với từ nào thì trách nhiệm đó thấp nhất) về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Tại sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại chọn từ chắc?
Với lòng mong nhớ của anh, …… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
Gợi ý: Trong số 3 từ, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất. Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ với mức độ tin cậy cao (như chắc chắn) thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể, bởi vì dù sao thì người kể và nhân vật cũng là những chủ thể khác nhau, chỉ có thể khẳng định chắc chắn khi suy nghĩ ấy là của chính mình. Nếu dùng từ hình như thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật.
4. Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…).
Gợi ý:
- Những yếu tố tình thái thường được sử dụng: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…

- Những yếu tố cảm thán thường được sử dụng: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:10

Soạn bài: Các thành phần biệt lập

I. Thành phần tình thái

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu :

   (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao.

   (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy nhưng thấp hơn so với từ “chắc”.

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.

II. Thành phần cảm thán

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Các từ ngữ Ồ, Trời ơi trong hai câu không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên ồ và trời ơi.

Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Các từ ngữ in đậm dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận,...)

Luyện tập

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

   - Các thành phần tình thái: có lẽ (câu a), hình như (câu c), chả nhẽ (câu d)

   - Các thành phần cảm thán: chao ôi (câu b)

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.

dường như / hình như / có vẻ nhưcó lẽchắc làchắc hẳnchắc chắn

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

   - chắc chắn : độ tin cậy cao nhất.

   - hình như : độ tin cậy thấp nhất

Tác giả dùng từ chắc vì nó chưa đến mức tin cậy quá cao để sự việc xảy ra. Sự việc chỉ là dự đoán, có thể diễn ra theo hai khả năng : theo tính huyết thống thì sẽ xảy ra, nhưng do thời gian và sự thay đổi thì chưa biết trước được gì.

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo :

   Đọc Lặng lẽ Sa Pa, chắc hẳn mỗi chúng ta đều mang lòng kính phục với chàng thanh niên 27 tuổi và sự cống hiến thầm lặng của anh. Cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên dù chỉ là tình cờ, nhưng cũng đủ để phác thảo bức chân dung con người thầm lặng này, như chính cái lặng lẽ của Sa Pa vậy. Qua truyện, chúng ta thấy được không khí xây dựng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà đang trên đà hăng say như thế nào. Anh thanh niên không có tên rõ ràng, anh là đại diện cho cả một thế hệ trẻ hăng hái cống hiến thanh xuân cho đất nước. Ôi, đất nước ta còn bao con người cao cả như vậy.

0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Các thành phần biệt lập

I. Thành phần tình thái

Câu 1:

Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.

(1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).

(2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từ chắc.

Câu 2: Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.

II. Thành phần cảm thán

Câu 1: Các từ ngữ Ồ, Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.

Câu 2: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên trời ơi.

Câu 3: Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.

II. Luyện tập

Câu 1:

- Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ

- Các thành phần cảm thán: chao ôi

Câu 2:

Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.

- dường như / hình như / có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn

Câu 3:

Trong số 3 từ chắc/ hình như/ chắc chắn, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất. Tác giả không chọn từ chắc chắn vì đó mới là dự đoán của nhân vật "tôi" – người ngoài cuộc; nhưng cũng không dùng từ hình như có độ tin cậy thấp, vì nhân vật "tôi" là bạn thân lâu năm của ông Sáu, có thể hiểu rõ được tâm lí của bạn mình.

Câu 4:

Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…).

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng đời mười lăm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Hỡi ôi, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Đúng là một xã hội bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt thật của nó. Nhưng ở đó, Truyện Kiều cũng là sự bênh vực, xót thương cho số phận nhỏ nhoi bị vùi dập. Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư