Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định biện pháp tu từ chính trong các câu thơ sau và phân tích tác dụng: Một tay lái chiếc đò ngang, Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày

Xác định biện pháp tu từ chính trong các câu thơ sau và phân tích tác dụng:
a. Một tay lái chiếc đò ngang 
    Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.
b. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
c. Uống nước nhớ nguồn.
d. Áo chàm đưa buổi phân ly
    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
e. Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
    Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.


Các bạn ơi giúp mình nhé!!!
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.394
3
2
Bạch Phàm
17/07/2019 08:34:08
b. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).
c. Uống nước nhớ nguồn.
Biện pháp tu từ ẩn dụ. Sự biết ơn, tưởng nhớ tới những người tạo ra giá trị cho ta hưởng thụ, tiếp nhận.
d. Áo chàm đưa buổi phân ly
    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- Biện pháp hoán dụ, nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Áo chàm đưa buổi phân li” 
- Tác dụng: Chỉ người dân Việt Bắc vẫn mặc tấm áo chàm đơn sơ, bình dị. Màu áo chàm vừa mang vẻ đẹp mộc mạc, bền bỉ, khó phai như tấm lòng người dân Việt Bắc thủy chung, sâu nặng. Câu thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm sâu nặng của người dân Việt Bắc dành cho cán bộ về xuôi. 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
6
青梅
17/07/2019 08:39:01
a) Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Cơ chế: "Một tay" (B)=>hình ảnh mẹ Suốt (A)
Giá trị tu từ:
+ Nhận thức : Sự cảm phục của nhà thơ trước hình ảnh người mẹ Suốt
+ Thẩm mỹ: Lấy một bộ phận của cơ thể “Một tay” để chỉ một con người. Hình ảnh mẹ Suốt - Một người mẹ kiên cường, sẵn sàng “lái chiếc đò ngang” ngày đêm để đưa cán bộ cách mạng qua sông. Đó là hình ảnh của một người phụ nữ Việt Nam anh hùng.
b) Tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ.
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta.
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh.
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ
...
Bạn còn thiếu BPTT tương phản ở câu a) từ "đêm" tương phản với từ "ngày"
1
0
青梅
17/07/2019 08:40:48
d) - Biện pháp hoán dụ, nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Áo chàm đưa buổi phân li”
- Tác dụng: Chỉ người dân Việt Bắc vẫn mặc tấm áo chàm đơn sơ, bình dị. Màu áo chàm vừa mang vẻ đẹp mộc mạc, bền bỉ, khó phai như tấm lòng người dân Việt Bắc thủy chung, sâu nặng. Câu thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm sâu nặng của người dân Việt Bắc dành cho cán bộ về xuôi.
- Cách ngắt nhịp ở hai câu thơ:
Áo chàm đưa / buổi phân li
Cầm tay nhau / biết nói gì / hôm nay
- Lý giải: Thay đổi cách ngắt nhịp trong câu thơ là để diễn tả trạng thái ngập ngừng trong tình cảm, bối rối trong lòng người. Trạng thái ấy chi phối cả trong cảm xúc suy tư và trong hành động.
- Phép đối được sử dụng trong đoạn thơ:
+ Mưa nguồn suối lũ >< những mây cùng mù
+ Miếng cơm chấm muối >< mối thù nặng vai
+ Trám bùi để rụng >< măng mai để già
+ Hắt hiu lau xám >< đậm đà lòng son
+ Nhớ khi kháng Nhật >< thuở còn Việt Minh
+ Tân Trào Hồng Thái >< mái đình cây đa
- Tác dụng: Sử dụng phép đối chẳng những nhấn mạnh cho ý thơ mà còn tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cân xứng nhau về cấu trúc khiến nhạc điệu của ddonanj thơ khi trầm bổng, khi sâu lắng, lúc lại dìu dặt, ngân nga có sức hấp dẫn đặc biệt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×