Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề ôn tập hè năm 2019 môn Ngữ văn 10



7 trả lời
Hỏi chi tiết
1.031
1
1
Trần Thị Huyền Trang
17/07/2019 08:36:27
Đề 2 phần 2 câu 1
Từ xưa đến ngày nay vẫn luôn tồn tại 2 trật tự song hành trên thế giới là chiến tranh và hòa bình. Vậy thì hòa bình là gì? Chắc hẳn các bạn cũng hiểu hòa bình là tự do, bình đẳng, không có những cuộc bạo lực chiến tranh hay xung đột...từ đó con người được sống trong hạnh phúc, hòa bình, yên ấm.
Theo con tàu không gian dẫn lối ta về với trang lịch sử dụng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta hàng nghìn năm qua, mọi người hắn đều thấy được hiện thực tàn khốc mà chiến tranh mang đến: bao nhiêu người đã hi sinh trên chiến trường, còn mất cha mất mẹ, không được quan tâm chăm sóc và học hành mà những điều đứa trẻ ngây thơ nên được hưởng, vợ xa cách chồng một thân nuôi con nhỏ và mẹ già, nhưng bà mẹ ngày nhớ đêm mong con trở về....Không biết bao nhiêu giọt nước mắt đã rơi, những nỗi buồn khó nói thành lời mà chỉ biết giấu kín. Bao nhiêu khoản tiền chi ra cho những việc phi nghĩa trong khi nhân dân chịu cảnh đói khổ.....
Vì vậy mà con người chúng ta vẫn luôn khao khát một thế giới hòa bình, hạnh phúc.Tuy nhiên vẫn luôn có những thế lực (cá nhân hoặc tập thể) không nhận thấy hậu quả của những cuộc xung đột, chiến tranh mà vì tham vọng của mình kích động các cuộc ẩu đả, gây mất trật tự hơn nữa và chiến tranh giữa các quốc gà, dân tộc......Bảo vệ hòa bình có thể xem là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi con người. Chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng: Hòa bình chính là niềm hạnh phúc to lớn nhất của nhân loại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Trần Thị Huyền Trang
17/07/2019 08:37:54
Đề 3 phần 2 câu 2
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi không chỉ là một áng “Thiên cổ hùng văn” mà còn là một “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc Việt Nam. Bài cáo cũng đã nói lên tấm lòng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi và tinh thần nhân đạo của ông cũng như của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trong thơ văn của một vị danh nhân văn hóa thế giới, các tác phẩm của Nguyễn Trãi đều chứa đựng tình cảm thương dân, tinh thần trọng dân và ý chí chí vì dân. Đó là một trong những nội dung quán xuyến và là mệnh đề nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước của ông. Nguyễn Trãi có những nhận thức sâu sắc về người dân, được nảy sinh từ chính thực tiễn, khi nêu cao vai trò và vị trí của người dân, Nguyễn Trãi đã phản ánh từ thực tế của lịch sử, khi nói đến nước là nói đến dân, nhân dân cần phải có nước. Đối với Nguyễn Trãi, ông quan niệm một đất nước phải tôn trọng ý nghĩa to lớn của truyền thống văn hóa lâu đời:
“Như nước Đại Việt ta từ trước…
Phong tục Bắc Nam cũng khác”.
Đó như là một lời tuyên bố từ chính trong tư tưởng của tác giả rằng, nước Đại Việt ta có nền văn hiến độc lập, bờ cõi đất nước phân chia rõ ràng. Không giống như những tư tưởng đầu độc mà phương Bắc tuyên truyền cho rằng ta là do chúng dựng lên và nền văn hóa của ta cũng như chúng. Đó thực sự là một điều phi lí, bởi phong tục tập quán từ lâu đời giữa Bắc Nam đã khác, chứng tỏ nước ta vón dĩ đã được hình thành và phát triển tự thân, trải qua bao nhiêu biến cố của lịch sử vẫn thích nghi và giữ gìn được bản sắc văn hóa của mình. Việc tác giả nêu ra vấn đề này đã thể hiện rõ tính tự tôn dân tộc, tinh thần yêu quê hương đất nước sâu sắc của Nguyễn Trãi, nhắc nhở toàn thể nhân dân ngàn đời phải luôn giữ gìn, không được để một ngoại bang nào có thể xâm phạm vào đất nước ta. Bài cáo đã thể hiện lòng thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc và hào khí đất trời của Nguyễn Trãi trước những chiến thắng vĩ đại và oanh liệt của dân tộc.
Tinh thần nhân đạo và lý tưởng nhân nghĩa của ông cũng như của nhân dân ta là điểm cốt lõi đã được Nguyễn Trãi khẳng định một cách mạnh mẽ ngay từ đầu tác phẩm:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Việc nhân nghĩa trước hết phải là “yên dân” là lo cho dân một cuộc sống yên ổn, ấm no và hạnh phúc, đó là tư tưởng mà cả đời Nguyễn Trãi đã theo đuổi. Ông luôn trăn trở một điều “làm cho khắp thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu”. Nguyễn Trãi đã nâng lý tưởng nhân nghĩa thành một chân lý, ông không nói một cách chung chung mà đi vào giá trị cốt lõi của việc nhân nghĩa là “yên dân” và “trừ bạo”. Quan tâm đến yên ổn và ấm no của nhân dân cũng đồng nghĩa với việc phải đấu tranh để đánh đuổi kẻ thù của dân, kẻ thù ấy trogn bài cáo này chính là giặc Minh, bọn “cuồng Minh”, chúng giày xéo và bóc lột nhân dân, đày đọa nhân dân tới tận cùng của đau khổ, cuộc sống của người dân đau đớn và khổ cực đến mức “nước Đông Hải khôn rửa sạch mùi”, “trúc Nam Sơn không ghi hết tội”. Đây là một tư tưởng mới trong Nguyễn Trãi, nội dung ấy không thấy trong tư tưởng và triết lí nhân sinh của đạo lý Khổng Minh hay Mạnh Tử. Tư tưởng nhân nghĩa trong quan hệ với kẻ thù xâm lược vẫn luôn sáng ngời: đánh giặc bằng mưu kế và đánh vào lòng người “mưu phạt, tâm công”. Nguyễn Trãi đã không ít lần dùng những áng văn chính luận “có sức mạnh hơn 10 vạn binh” để khuất phục kẻ thù, khiến cho chúng “chẳn đánh mà chịu khuất”. Hơn nưa, khi kẻ thù đã đầu hàng, nhân dân ta luôn mở cho chúng con đường sống:
“Thần vũ chẳng giết hại…
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa…”
Nhân dân ta dùng nhân nghĩa và lòng nhân đạo để đối xử với kẻ bại trận, nhằm xoa dịu hận thù, không gây hậu quả về sau, đó cũng chính là đại nghĩa với nhân dân.
Có thể thấy, tư tưởng yêu nước và tinh thần nhân đạo của Nguyễn Trãi nói riêng và của nhân dân ta nói chung đã được ông thể hiện vửa cụ thể, vừa toàn diện ở trong bài cáo. Bài cáo vừa chỉ ra được những điểm cốt lõi, hạt nhân cơ bản, lại vừa bổ sung được những khía cạnh mới mẻ, khiến nó trở thành một điểm ngời sáng trong tư tưởng của nhân dân, là tiền đề cho mọi hành động. Lý tưởng ấy sẽ trường tồn mãi mãi với sự bền vững vĩnh cửu của dân tộc, đất nước Việt Nam.
1
1
Trần Thị Huyền Trang
17/07/2019 08:45:08
Đề 5 phần 2 câu 2
Kiều là một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo thế nhưng chính cái xã hội đen tối phong kiến kia đã làm cho Kiều có cuộc đời gian truân sóng gió. Có thể nói nhà thơ Nguyễn Du thông cảm sâu sắc với số phận ấy lắm thì mới có thể kể chi tiết về cuộc đời của người con gái xinh đẹp tài năng ấy được. Trước khi Kiều trở thành món hàng của phường buôn thịt bán người. Kiều đã nhớ đến người yêu của mình là Kim Trọng và nhờ Thúy Vân đền đáp nghĩa tình với chàng Kim thay mình. Đoạn trích trao duyên đã thể hiện tâm trạng của Kiều khi quyết định trao duyên cho em.
Duyên là một thứ trời xe, trời định, những người yêu nhau ắt hẳn được xe duyên. Thế mà ở đây Kiều tự thay trời trao duyên của bản thân mình cho em thì có thể được không?. Mà duyên thì là yêu nhau mới có huống chi Thúy Vân cùng chàng Kim có yêu nhau đâu. Mặt khác trong sâu thẳm trái tim của Kiều thì việc trao duyên kia không hề dễ, phải trao đi người mà mình yêu thương thì làm sao có thể vui được. Tuy nhiên thì ở đây Kiều vẫn phải tước quyền của ông tơ bà nguyệt, bỏ qua những cảm xúc của bản thân mình để quyết định trao duyên cho em.
Trước hết là mười bốn câu thơ đầu nói lên việc Thúy Kiều quyết định trao duyên cho em mình là Thúy Vân.
Thứ nhất là Kiều nói với em về nỗi bất hạnh của mình. Nỗi bất hạnh ấy chỉ có Thúy Vân mới thay thế được Kiều cũng chỉ có Thúy Vân mới giúp Kiều an tâm về chuyện chàng Kim được:
“Cậy em em có chịu lời.
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Tác giả dùng từ thật hay khi nói đên việc trao duyên của nàng Kiều cho Thúy Vân. Là một người chị đáng ra chẳng bao giờ phải cậy nhờ hay vái lạy em mình cả thế nhưng ở đây Kiều trao duyên hay chính là đang nhờ Thúy Vân thay mình đền đáp tấm chân tình với Kim Trọng. Những từ “cậy”, “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”. Đó chính là thái độ của người dưới dành cho người trên nhưng ở đây thì lại là chị dành cho em. Dùng ngôn ngữ như thế tác giả có ý muốn nói đến sự cậy nhờ em của Thúy Kiều. Nàng thành khẩn giống như cầu xin em mình để đền đáp tình cảm cho chàng Kim.
Trước sự cậy nhờ ấy để thêm phần thuyết phục Vân đồng ý thì Kiều đã tâm sự với em về những nỗi tơ vương sầu muộn đang bủa giăng trong lòng nàng. Và chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp đỡ Kiều chứ không có ai khác cả:
“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. ”
Nàng ngậm ngùi mà rằng nàng đã chót thề nguyền cùng người con trai tên Kim Trọng ấy mà giờ đây tình yêu vừa mới chớm đến lại đứt gánh tương tư giữa đường. Còn tại sao đứt gánh thì có lẽ Vân cũng hiểu. Chính vì thế mà Kiều mong Vân chấp nhận sự cậy nhờ của mình mà chắp mối tơ loan với chàng Kim Trọng. Sự ngậm ngùi ấy được phát ra từ những câu thơ trên. Có thể nói để cất lên những tiếng cậy nhờ kia thì quả thật Kiều cũng đau đớn lắm. Dù cho là chị em nữa nhưng phải gượng ép trao đi thứ mình không muốn trao và thứ mà người ta không muốn nhận thì chẳng khác nào mất đi một thứ quý báu. Vân ngây thơ phúc hậu cũng chỉ biết là Thúy Kiều cậy nhờ mình chứ nào đâu hiểu hết được “ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.
Tiếp đến Kiều thể hiện hoàn cảnh của bản thân mình và cuộc sống của Vân để làm cho lời cậy nhờ kia nặng hơn khiến cho Thúy Vân có muốn từ chối cũng không thể nào từ chối được:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây!”
Khi cậy nhờ em xong thi Kiều lại quay về cảm giác một mình và cái sự một mình ấy đã khiến cho nàng nghĩ đến những truyện trước đây, tâm trạng của nàng bắt đầu được bộc lộ rõ ràng hơn.
Thứ nhất là Kiều mong muốn trong tuyệt vọng quay về với người yêu của mình:
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
Chiếc vành với tờ mây kia chính là những kỉ vật tình yêu của hai người. họ đã cùng nhau thề nguyền sống chết, họ đã có với nhau những ngày tháng hạnh phúc những niềm vui tràn ngập vậy mà giờ đây cái xã hội kia đã buộc Kiều chọn chữ hiếu mà hi sinh chữ tình. Thôi thì nàng quyết định giữ cái duyên còn vật kia thì thành của chung. Mai này khi Vân và Kim Trọng có nên duyên vợ chồng thì cũng mong hãy nhớ đến kiều. Rồi là phím đàn với mảnh hương thề nguyền ngày nào cũng là những kỉ vật tình yêu của Kiều và kim Trọng. Thế nhưng Nguyễn Du không để những kỉ vật ấy cùng một câu thơ. Có lẽ làm như thế để cho chúng ta thấy được cảm xúc đau buồn của nàng Kiều khi phải trao lại những kỉ vật ấy một cách đầy luyến tiếc cho em gái mình. Nàng như cố níu giữ lấy những kỉ vật tình yêu thế nhưng nàng cũng buộc mình phải đưa cho Vân những kỉ vật ấy nếu không thì sẽ không thể nào mà đền đáp tấm ân tình của chàng Kim trọng được. Có thể nói qua những câu thơ trên tâm trang của thúy Kiều được hiện thật sự rất rõ nét. Đó chính là tâm trạng mong muốn trở lại những ngày tháng trước đây. Đồng thời luyến tiếc với những kỉ vật tình yêu ấy.
Những tưởng Thúy Kiều trao duyên xong sẽ cảm thấy thanh thản phần nào những trái lại dây phút kết thúc sự trao duyên ấy lại là dây phút Kiều đau nhất có lẽ trong sâu thẳm trái tim Kiều một khi đã trao duyên thì tức không phải của mình nữa. Tình yêu bấy lâu nay bỗng chốc không phải là của mình nữa. Kiều đau như chết đi lặng trong sự đau đớn đang dày xé con tim mình:
“Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan”
Kiều nghĩ đến cái chết và Kiều ngẫm rằng kể cả khi nàng chết đi thì những lời thề kia cũng không thể nào quên được. và sụ bất công của xã hội và sự mất đi tình yêu của Kiều sẽ khiến cho nàng cảm thấy thật sự đau oan khuất mà cứ vấn vương trên cõi trần không thể siêu thoát. Mai sau khi Vân Trọng nên duyên thì cũng đừng quên kiều. Nếu thấy hiu hiu gió thì có thể cảm nhận là nàng đang về. Nàng mượn cơn gió kia để đưa hồn mình về thăm Vân Trọng. lời thề với chàng Kim thì dẫu cho Kiều có nát thân liễu yếu thì cũng không thể nào đền đáp được cho chàng Kim. Khi ấy chỉ mong kim và Vân hãy rót một chén rượu cho người thác oan là Thúy Kiều. Có thể nói cuộc sống của con người ai mà chẳng sợ chết người ta nghĩ đến cái chết chỉ khi trong họ thật sự cảm thấy rất đau khổ không thể nào có thể chịu đựng được nữa thì họ mới dám nghĩ đến. kiều ý thức được nỗi đau trong mình, nàng như biết trước con dường mà nàng sắp đi khổ cực và gian truân đến mức nào. Cũng có thể chết bất cứ lúc nào.
Như vậy qua bài thơ ta thấy được tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên cho em gái mình. Cái xã hội phong kiến kia đã khiến cho chữ tình chữ hiếu bị đặt lên bàn cân và buộc người con gái hiếu thảo kia phải lựa chọn. Mà vốn dĩ chữ hiếu và chữ tình không thể nào đem ra cân được. Chữ hiếu làm tròn thì chữ tình kia lại đành thất hẹn, làm trái lời thề. Chính bởi lẽ ấy mà Kiều cảm thấy rất đau đớn thậm chí cô đã nghĩ đến cái chết.
1
0
Trịnh Hoàng Anh
17/07/2019 08:51:09
Đề 1:
1) Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy hiểm
2) BPTT: so sánh
+So sánh: "một cuộc đời riêng và duy nhất với những ngoại hình và hoàn cảnh khác nhau không bao giờ trùng lặp" _VỚI_"một bộ phim-những bộ phim cuộc đời con người"
+Tác dụng: Bằng việc sử dụng bptt so sánh tác giả đã khắc họa được rõ nét ý nghĩa của việc sống tự lập và ngầm phê phán lối sống dựa dẫm quen ỷ lại và chỉ biết làm khán giả cho bộ phim của người khác.Đồng thời qua đây tác giả cũng muốn gửi đến các bạn trẻ bài học về lối sống tự lập sâu sắc. Ta có thể thấy nhờ việc sử dụng bptt này mà các câu văn trở lên gợi hình gợi cảm và tăng sự diễn đạt
3) Việc làm khán giả tình nguyện cho những người khác là một thói quen nguy hiểm,vì nó làm bạn hao phí nhiều sức khỏe, thời gian, tinh lực, hơn nữa, nó còn khiến bạn quen với thế bị động và bị động luôn với cuộc đời mình
4) Theo quan điểm của riêng tôi thì lý do khiến các bạn trẻ ngày nay có xu hướng hứng thú với việc làm khán giả trong bộ phim cuộc đời của người khác hơn là làm đạo diễn cho bộ phim của cuộc đời mình là do các bn vẫn còn thiếu chín chắn về suy nghĩ đồng thời do quen sống ở thế bị động nên các bạn ko muốn tự lập ko muốn tự bước trên đường đi của mình (Có thể trả lời theo ý khác tùy bạn nhưng theo tớ bn nên xoay quanh việc phê phán các bạn trẻ rồi => tự lập => kết luận lời khuyên )
Chúc bn học tốt >3
1
0
(•‿•)
17/07/2019 12:21:20
Đề I: Phần I:
Câu 4: Mỗi người trong chúng ta đều có một cuộc đời riêng và duy nhất, “thế giới” của bạn khác xa “thế giới” của tôi, hoàn cảnh của chúng ta không ai giống ai và số mệnh cũng không hề có sự trùng lặp. Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim- mỗi bộ phim với những thước phim ngắn dài về cuộc đời con người. Ai cũng sở hữu bộ phim cuộc đời của riêng mình, bất kể đó là kẻ hành khất hay một vị vua. Trong bộ phim cuộc đời ấy, chúng ta vừa là người viết kịch bản vừa là đạo diễn kiêm diễn viên và thậm chí là khán giả nữa. Nhưng có một sự thật tồn tại vô cùng đáng tiếc, thay vì làm đạo diễn điều khiển cuộc đời mình, dường như chúng ta lại thích thú hơn với việc làm khán giả cho bộ phim của người khác, từ người thân quen, người trong mối quan hệ xã giao hay thậm chí là người hoàn toàn xa lạ.
Mỗi sáng thức dậy, thay vì nhìn vào gương tự cổ vũ, khích lệ bản thân mình cho một ngày mới, bạn lại mở những trang mạng xã hội như facebook, instagram, cập nhật tin tức về những con người cách xa bạn cả hàng vạn dặm. Từ cô nàng minh tinh màn bạc Hollywood lộ hàng khi dạo phố cho đến anh nhà quê tung clip âm nhạc mới; từ cô hotgirl bán hàng online cho đến một chàng trai bỗng trở thành hiện tượng của giới trẻ…
Thừa nhận đi, một ngày bạn đã bỏ bao nhiêu thời gian để đọc những tin tức kiểu này, theo dõi biết bao nhiêu người xa lạ như thế? Nếu sự mến mộ của bạn dành cho một idol khiến bạn nhìn ra những hướng đi sáng tạo mới trong công việc; một nhân vật truyền cảm hứng giúp bạn thay đổi theo hướng tích cực hơn, làm cho cuộc sống của bạn thêm màu sắc, ý nghĩa, thì sự mến mộ đó là một việc không hề đáng trách. Nhưng tình nguyện làm khán giả cho những thứ vô bổ, những con người chẳng giúp ích gì cho cuộc sống của bạn ư?
Không, bạn đang lãng phí thời gian của bản thân và tự đẩy mình vào một thói quen nguy hiểm. Ngày ngày trôi qua, bạn sẽ đóng vai quần chúng trong cuộc đời người khác. Cứ như thế, cuộc đời bạn ai sẽ đóng thay đây hay nói đúng hơn, cuộc đời bạn ai sẽ sống thay?
1
0
(•‿•)
17/07/2019 12:23:26
Đề II: Phần 2:
Câu 1: Chúng ta đang sống trong một môi trường hòa bình, hạnh phúc nhưng có bao giờ bạn tự hỏi hòa bình là gì? Vì sao chúng ta phải trân trọng hòa bình chưa? Trong lịch sử của chúng ta khái niệm hòa bình luôn đi kèm cùng khái niệm chiến tranh. Tuy nhiên là con người thì không ai mong muốn chiến tranh xảy ra mà chúng ta đều mong muốn một cuộc sống hòa bình tốt đẹp. Hòa bình chính là sự bình an vui vẻ không có đổ máu, chiến tranh, khủng bố, cướp bóc, bóc lột, con người được sống trong môi trường tự do hạnh phúc. Ngược lại với trạng thái hòa bình chính là chiến tranh là mùi khói thuốc, hôn loạn, chết chóc. Nói như vậy để các bạn hiểu rằng hòa bình chính là trạng thái và con người chúng ta mong muốn nhất và là điều hạnh phúc nhất.
Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Chúng ta được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay chính là niềm hạnh phúc của chúng ta. Dân tộc của chúng ta đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh gần đây nhất là cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho nhiều thời thế hệ. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình.
Không những Việt Nam chúng ta chúng ta mà toàn thể nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương. Ở đó con người ta được sống hạnh phúc được thấy nụ cười trên môi em thơ, hạnh phúc trên đôi mắt hằn chân chim của người già. Đau thương từ chiến tranh đã và đnag lùi dần vòa quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Chúng ta hãy trân quý những phút giây hạnh phúc này, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại.
Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ.Chúng ta đang được sống trong môi trường hòa bình hà cớ gì phải làm những điều hủy hoại hòa bình, phát động chiến tranh. Chúng ta được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình hiện nay.
Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và chúng ta đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì chúng ta đã được nhận hôm nay, sống chan hòa nhân ái như Tố Hữu đã từng viết:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế,
Người với người sống để yêu nhau”.
2
0
Kiều Yến
11/08/2019 11:15:12
Đề 4 Phần I
Câu 1: Nhân vật tôi tỏ thái độ:
- Lúc đầu: Khen ngợi "Bọn trẻ ngồi rất ngoan"
- Lúc sau: Bị sốc và cảm thấy ngao ngán trước hành động đang dùng điện thoại của bốn đứa trẻ mà không quan tâm tới người xung quanh
Câu 2: Từ "awake" trong tiếng anh có tác dụng:
Cho thấy sự đa dạng nhiều chiều hướng của sự vật, hiện tượng "thức dậy" và "tỉnh thức". "Thức dậy" - trạng thái tâm sinh lí thuộc về thể chất con người; "Thức tỉnh" - là ý chí, sự nhận thức, tư duy của con người. Tác giả đưa ra dẫn chứng để ta nhận thấy sự quan trọng của lối sống thức tỉnh là việc tránh khỏi sự cám dỗ tinh vĩ, không lạc trong mật ngọt của cuộc sống, không mất tập trung vào những thứ luôn được giăng bẫy với con người. Từ đó, chúng ta cần cân bằng mọi thứ, biết được điều gì quan trọng, đúng sai, để từ đó tập trung điều chỉnh hành vi, thói quen của mình sao cho phù hợp
Câu 3: .Vì cuộc sống hiện nay của mỗi người rất đa dạng, có nhiều vấn đề xảy ra xung quanh ta. Ta phải biết làm chủ bản thân, sống theo ý thức, quy tắc, chuẩn mực mà mình đặt ra. Không nên dựa dẫm, sống theo tiêu chuẩn của người khác vì có thể làm ta đnáh mất chính mình. Khi làm chủ cuộc sống ta sẽ chủ động , sống tích cực và có ý nghĩa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k