LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu sự khác nhau giữa tuyên ngôn độc lập giữa Mỹ và Việt Nam?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
562
1
0
Mèo Mun
29/08/2019 10:58:23
Tại Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong thế kỷ XX” diễn ra từ ngày 19 - 21/9/2000 tại Hội trường Ba Đình, bà Lady Borton, nhà văn hóa, nhà báo Hoa Kỳ, nói tiếng Việt Nam như người Việt phát biểu: “… Các nhà sử học Mỹ vẫn sai lầm ở chỗ họ nghĩ rằng Hồ Chí Minh trực tiếp trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Ông không hề trích dẫn. Trái lại, Hồ Chí Minh đã sửa đổi tài liệu đó để khẳng định cách nhìn của ông”.
Bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ viết: “We hold these truths to be self evident, that all, men are created equal… (emphasis) (Chúng tôi coi đây là những chân lý hiển nhiên rằng mọi đàn ông sinh ra đều bình đẳng.
Nhưng bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh bắt đầu bằng “Tất cả mọi người (tôi gạch dưới) đều sinh ra có quyền bình đẳng”- All people (emphasis) are created equal”.
Cách chọn chữ của Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi “Hỡi đồng bào cả nước” rõ ràng đã nói lên cái ý không thể đơn giản dịch nó ra tiếng Anh được. “Hỡi” có nghĩa như “thân mến” và “cả nước” có nghĩa như “toàn bộ đất nước”. Cách chọn chữ rất hay của ông Hồ là “đồng bào”. “Bào” có nghĩa là “cái bọc” như trong “bọc trứng”. Nó khiến ta liên tưởng đến huyền thoại gốc gác của Việt Nam, mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra năm mươi người lên ở miền núi và năm mươi người xuống đồng bằng. “Đồng” có nghĩa là rất nhiều. Do đó, “đồng bào” có nghĩa là “rất nhiều người được sinh ra trong cùng một bọc trứng”, hoặc nghĩa là “những người thân thích”.
Tuyên ngôn Độc lập của ông Hồ còn bao hàm ngôn ngữ tổng hợp nữa như: “Dân” (“people” “common people”, “nhân dân” (“citzens”) và dân tộc (“nation”, “the people”. Từ ngữ Việt Nam để chỉ “con người” (“men”) không hề xuất hiện ở đây.
Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ viết năm 1776 và bản “Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam viết năm 1945 đều nổi tiếng” rằng họ (“con người” trong văn bản Mỹ) được tạo hóa trao cho những quyền bất khả xâm phạm, trong những quyền đó có quyền được Sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Rất có ý nghĩa ở chỗ bản trước đây của Mỹ, trái lại đã viết: “Sống tự do và mưu cầu sở hữu John Hancock, người đầu tiên ký vào bản đó bằng một chữ rất oai, ông ta là người giàu có nhất bang Massachusetts. Các chữ ký sau là của những người giàu có “sở hữu” của họ ở đây bao gồm nô lệ”.
Tôi rất cảm phục và trân trọng nhà văn Mỹ, Lady Borton về những phát hiện tầm lớn khác nhau trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ và năm 1945 của Việt Nam. Bà vẫn đang tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Trong một buổi làm việc ở nhà tôi, nhà văn Lady Borton có một so sánh rất thú vị: “…Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 thì ngày 6/1/1946 tất cả mọi người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, tôn giáo, giàu nghèo… đều được đi bỏ phiếu bầu Quốc hội. Còn ở Mỹ, Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, phải đến năm 1870 những người Mỹ da màu mới được quyền đi bầu, người phụ nữ phải đến năm 1923 mới có “tu chính án về nam nữ bình đẳng”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư