Thứ nhất, đó phải là biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng lớn trong quá trình xây dựng các công trình quy mô như vậy và rất cần một sự quản lý và phối hợp hoạt động chặt chẽ từ một tổ chức có uy tín và sức mạnh;
Thứ hai, có nhiều công trình mang yếu tố tâm linh, chứng tỏ mối quan hệ bền chặt của con người vào đấng tối cao mà người đại diện cho quyền lực tối cao ấy là những người đứng đầu cộng đồng do uy tín tự nhiên của họ (các Kim tự tháp ở Ai cập, đền Ăng co ở Campuchia, đền Tamahan ở Ấn độ…). Điều này cho ta biết về mối liên hệ của các yếu tố thiên nhiên khắc nghiệt mà con người chưa khám phá và chinh phục được, trong đó mong muốn chinh phục đã thúc đẩy con người cố gắng thực hiện những công việc mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn chưa lý giải nổi nó đã được thực hiện như thế nào;
Thứ ba, các công trình này có ý nghĩa góp phần tổ chức và bảo vệ cuộc sống, sản xuất trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên và nguy cơ bị tấn công của các thế lực bên ngoài (Vạn lý trường thành, các các con sông đào ở Trung quốc, ngọn Hải đăng ở Ai cập);
Thứ tư, các công trình này thường gắn với những khu vưc địa lý đặc biệt, nhất là những dòng sông hay ngọn núi (hay dãy núi lớn) liên quan rất nhiều đến hoạt động sản xuất hay sinh hoạt tín ngưỡng của một cộng đồng. Điều nay cho thấy một thực tế là địa hình cắt xẻ, phức tạp là một hạn chế cho sự đi lại giao lưu giữa các khu vực về cả kinh tế, văn hóa. Nó dẫn đến một kết quả là sự cạnh tranh giữa các dân tộc hay cộng đồng người không nhiều, sự học hỏi nhau gần như không có nên sự phát triển trở nên chậm chạp hơn rất nhiều so với phương Tây nên có những phát minh khoa học từ rất sớm nhưng không được phổ biến rộng rãi.
Thứ năm, là các công trình này được thực hiện bởi sự tham gia của rất nhiều nô lệ của nhà nước. Nô lệ ít tham gia vào các quá trình sản xuất ra của cải vật chất và không phải là đối tượng bóc lột chủ yếu như ở phương Tây.