I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương
+ Hồ Xuân Hương (? - ?), là nhà thơ nữ sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
+ Trần Tế Xương (1870 - 1907), là nhà thơ trào phúng sống vào khoảng cuối thế kỉ XIX.
- Giới thiệu hai bài thơ Tự tình II và bài thơ Thương vợ
+ Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm có ba bài, bài thơ là nỗi sầu oán, đau đớn của người phụ nữ truân chuyên.
+ Thương vợ là bài thơ hay và cảm động mà Tú Xương viết về vợ mình. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng của Tú Xương dành cho người vợ tào khang của mình.
- Dẫn dắt vấn đề
+ Giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung
+ Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương
II. Thân bài
* Hoàn cảnh lịch sử khi ra đời và nội dung cơ bản của hai bài thơ
* Vẻ đẹp của người phụ nữa xưa chịu nhiều khổ cực
- Trong “Thương vợ”: bà Tú hằng ngày vất vả ngược xuôi buôn bán nuôi chồng, nuôi con, một nắng hai sương vì miếng cơm cho cả nhà.
- Trong “Tự tình II”: một người phụ nữ “hồng nhan bạc phận”, chịu nhiều tổn thương, thiệt thòi, cuộc đời cô độc, tình duyên lận đận.
* Người phụ nữ với khao khát được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc cùng nhiều phẩm chất tốt đẹp
- Trong “Tự tình II”: người phụ nữ có niềm khao khát mạnh mẽ là được yêu thương
- Trong “Thương vợ”: người phụ nữ - một người vợ, người mẹ tần tảo, nhân hậu và chịu thương chịu khó, không ngải khó khăn hi sinh vất vả vì chồng vì con
III. Kết bài
- Hai bài thơ là những hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến: luôn chịu những bất công, gian khổ.
- Niềm cảm thông của người viết với người phụ nữ xưa
- Gợi mở vấn đề: Mọi người nên yêu thương những người mẹ, người vợ của mình và cảm thấy may mắn cùng yêu thương cuộc sống này hơn.