Bệnh sán dây trưởng thành: chủ yếu gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng chủ yếu là người bị bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt sán (sán dây bò) tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào.
Tác nhân gây bệnh:
- Tên tác nhân:
+ Bệnh ấu trùng sán lợn là do những ấu trùng sán lợn ký sinh ở trong cơ, trong não, trong mắt người gây nên.
- Hình thái:
+ Sán dây trưởng thành: sán dây thường dài từ 2 - 4 mét, có khi tới 8 - 10 mét. Nhìn bên ngoài, sán dây có hình thể như một dải băng và có 3 phần: phần đầu là một hình cầu mang những mồm hút và bộ phận bám, phần cổ thường thắt lại và không có đốt, phần thân gồm nhiều đốt và những đốt tùy theo độ trưởng thành có sự phát triển khác nhau..
+ Ấu trùng sán dây lợn: khi phát triển đầy đủ, ấu trùng là một túi giống như một hạt đu đủ mọng nước, chiều dài 15 mm, chiều ngang 7 - 8 mm, hình dạng của ấu trùng có thể thay đổi tùy theo nơi ký sinh. Ở những cơ chắc, ấu trùng có hình kéo dài nhưng ở những bộ phận có tổ chức lỏng lẻo ấu trùng lại có hình cầu.
Phương thức lây truyền:
- Người ăn phải thịt lợn, thịt bò có ấu trùng sán (nang sán) chưa được nấu chín sẽ phát triển thành sán dây lợn/bò trưởng thành ký sinh ở ruột non của người.
- Người ăn phải trứng sán dây lợn, trứng sẽ phát triển thành nang trùng sán trong cơ thể (người gạo); rất hiếm gặp bệnh ấu trùng sán dây bò.
Các biện pháp phòng chống dịch:
7.1. Biện pháp dự phòng:
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: tuyên truyền cho người dân về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn để chủ động phòng chống bệnh.
- Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường. Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.
7.2. Biện pháp phòng chống dịch:
- Tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch.
- Chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch; tuyên truyền người dân không ăn thịt lợn/bò chưa được nấu chín dưới bất kỳ hình thức nào.
7.3. Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu.
- Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
- Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần..., cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.
- Thuốc điều trị:
+ Điều trị sán dây trưởng thành: có thể dùng một trong hai loại thuốc sau:
Praziquantel viên nén 600 mg liều 15-20 mg/kg, liều duy nhất uống sau khi ăn 1 giờ.
Niclosamide viên nén 500 mg liều 5-6 mg/kg, liều duy nhất uống lúc đói, sau 2 giờ tẩy Magie sulphat 30 mg kèm theo uống nhiều nước (1,5-2 lít).
+ Điều trị nang sán: áp dụng tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên:
Praziquantel viên nén 600 mg liều 15 mg/kg/lần ´ 2 lần/ngày ´ 10 ngày ´ 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày hoặc
Albendazole 7,5 mg/kg/lần ´ 2 lần/ngày ´ 30 ngày ´ 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày. Trước khi dùng phác đồ này, cần tẩy sán trưởng thành bằng Praziquantel liều duy nhất từ 15-20 mg/kg.
7.4. Kiểm dịch y tế biên giới: Không nhập hoặc xuất thịt lợn/bò có ấu trùng (lợn gạo/bò gạo) qua biên giới.