1. Ánh sáng:
Cường độ ánh sáng:Có hai khái niệm mà ta quan tâm tới đó là:
- Tại điểm mà cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp được gọi là điểm bù ánh sáng
- Cường độ ánh tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại được gọi là điểm bảo hòa ánh sáng
Suy ra: Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng.
Quang phổ ánh sáng:– Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
+ Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin
+Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
2. Nồng độ CO2:
– Số liệu 0.008-0.01% là khả năng nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được.
– Nồng độ CO2, lúc đầu cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận sau đó tăng chậm chó đến trị số bảo hòa CO2, vượt qua trị số đó cường độ quang hợp giảm.
3. Nước:
-Nếu cây thiếu khoảng 40-60% thì quá trình quang hợp sẽ giảm hoặc bị ngưng trì trệ
-Khi thiếu nước cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
4. Nhiệt độ:
-Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình phản ứng enzim của cây. Dù nhiệt độ ở vị trí cực đại hay cực tiểu đều làm ngưng việc quang hợp.
5. Nguyên tố khoáng:
– Tham gia cấu thành enzim và diệp lục.
– Điều tiết độ mở của khí khổng.
– Liên quan đến quang phân li nước.
6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo: Yếu tố này có thể khắc phục được các nhược điểm của tự nhiên.