<ul>
</ul>
1 * Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
+ Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.
+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.
- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.
* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
2
Châu Á được phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 44,4 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim cho tới hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um
Khó khăn:Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.
3
Châu Á rộng, với dạng hình khối vĩ đại đã làm cho các vùng nội địa quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa. Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp. Mặt khác, điều kiện nhiệt và khí áp đó lại tương phản với các đại dương xung quanh theo mùa, làm cho gió mùa phát triển rộng khắp châu lục. Có thể nói châu Á là châu lục duy nhất trên thế giới có đầy đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
4
Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ. Sự phát triển của các hệ thống sông lớn đó là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy.
-Lưu vực Bắc Băng Dương
-Lưu vực Thái Bình Dương
-Lưu vực Ấn Độ Dương
-Lưu vực nội lưu
5
Phần lớn dân số thế giới theo các niềm tin tôn giáo khởi nguồn từ châu Á.
Các tôn giáo lớn trên thế giới hầu hết đều khởi nguồn từ châu Á và với phần lớn những người theo ngày nay đang sống ở châu Á bao gồm:
Phật giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI TCN.
Ấn giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào khoảng 1500 năm TCN.
Hồi giáo, khởi nguồn ở Ả Rập Xê Út vào thế kỷ thứ VII của Công Nguyên.
Nho giáo, khởi nguồn ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ VI TCN.
Đạo giáo, khởi nguồn ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ V hoặc thế kỷ thứ VI TCN.