a/ Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.
b/ Thân bài: Học sinh có nhiều hướng phân tích khác nhau, nhưng cần đáp ứng các ý sau đây:
* Nỗi nhớ thương da diết người chồng ở phương xa:
- Người chinh phụ nghĩ đến chồng mình đang xông pha nơi chiến trận ở phương xa, chợt nảy ra ý nghĩa: nhờ ngọn gió mùa xuân chuyển hộ tình cảm nhớ nhung của nàng tới chồng nơi biên ải xa xôi.
- Nhưng khoảng cách giữa nàng và chồng nàng là một không gian quá xa xôi cách trở, cho nên nỗi thương nhớ lại càng chồng chất trong lòng.
- Sự tương phản sâu sắc: trời thì quá xa, nỗi nhớ thương thì đau đáu, cho nên trời đâu có thấu. Các từ láy thăm thẳm, đau đáu diễn tả cảm giác xót xa, cay đắng, ngầm ý oán trách.
- Hai câu lục bát cuối đoạn trích không còn là nỗi buồn vì nhớ nhung nữa mà là nỗi đau đang dâng trào lên trong lòng người chinh phụ. Ý thơ được gửi vào trong cảnh.
- Thiết tha ở đây có nghĩa là đau đớn, cảnh vật đã thấm đẫm cả nỗi buồn của người chinh phụ. Câu thơ gợi đến câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
c/ Kết bài:
Nêu cảm nghĩ và mở rộng vấn đề.