4.Giải thích từ "giống" :
- Danh từ :
+ vật dùng để sản xuất ra những vật đồng loại, trong trồng trọt hay chăn nuôi
Vd: con giống, nhân giống, để thóc giống
+ thứ cây trồng thuộc cùng một loài và có những đặc điểm giống nhau về mặt sinh học, sinh thái cũng như về mặt trồng trọt
Vd: giống nhãn Hưng Yên; giống lúa ba giăng
+ từ dùng để chỉ nòi trong động vật nuôi
Vd: giống gà tam hoàng; giống lợn lai kinh tế
+ từ thông thường chỉ nòi người, các nhóm người lớn, phân biệt với nhau bởi một số đặc điểm di truyền như hình dạng, màu da, v.v.
Vd: giống người da trắng
+ (Khẩu ngữ) hạng, loại người (hàm ý khinh; thường dùng trong lời chửi, mắng)
Vd: giống ngu đần: cái giống nhà mày không ưa nhẹ!
+ đơn vị phân loại sinh học, dưới họ, trên loài
Vd: giống cáo thuộc họ chó
Đồng nghĩa: chi
+ từ chỉ giới tính của động vật
Vd: giống đực; giống cái
+ phạm trù ngữ pháp của danh từ, tính từ, đại từ trong một số ngôn ngữ
Vd: danh từ trong tiếng Nga có ba giống: giống cái, giống đực, giống trung
- Tính từ :
+ có những nét chung, những nét tương tự nhau về hình dáng, tính chất hoặc màu sắc, v.v.
Vd: con giống cha; mỗi người một ý, chẳng ai giống ai
Đồng nghĩa: hệt
Trái nghĩa: khác