Câu 1: Tôm, nhện, châu chấu, mọt, rận, cua, bọ cạp,...
Câu 2:
- Cấu tạo ngoài:
+ Cơ thể dài, thuôn hai đầu.
+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).
+ Chất nhầy giúp da trơn.
+ Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
- Cấu tạo trong:
+ Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch
+ Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng " hầu " thực quản " diều, dạ dày cơ " ruột tịt " hậu môn.
+ Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.
+ Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.
Câu 3: Đỉa có thân hình thuôn dài, trông giống như các loài giun lớn vì thực chất chúng đúng là có họ hàng với nhau. Tuy nhiên đỉa có giác hút ở cả hai đầu cơ thể, khiến cho cách di chuyển của chúng khác với đa số loài giun. Giác hút ở phía thân sau của đỉa có vai trò như "mỏ neo" để thân trước co duỗi giúp chúng di chuyển theo kiểu "sâu đo". Ở đầu còn lại, đỉa có một miệng hút với 3 chiếc răng vô cùng sắc bén, có tác dụng ghim xuyên qua da của vật chủ để hút máu.Khi đã bám vào vật chủ, đỉa lập tức tiết ra chất dịch làm loãng máu để việc hút máu được dễ dàng hơn và máu không bị đông vón cục lại. Đỉa có thể hút máu liên tục đến 40 phút liền, và khi rời đi chắc chắn chúng không quên "hậu tạ" vật chủ bằng dấu vết của 3 chiếc răng.