LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao nói Công xã Pari là nhà nước kiểu mới

Câu 1: Vì sao nói Công xã Pari là nhà nước kiểu mới ?
Câu 2:Nêu kết cục phong trào đấu tranh của công nhân các nước châu Âu ở nửa đầu thế kỉ XIX?
Câu 3: Quốc tế thứ nhất ra đời như thế nào? Hãy trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế?
8 trả lời
Hỏi chi tiết
432
0
1
Bé mèo cute^^
21/10/2019 22:14:16
Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:
- Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.
- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.
- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.
- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
⟹ Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
2)
Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
 
 
1
0
3) Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê.
- Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
- Ngày 28-9-1864, Quốc tê thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.
0
0
An ❥~Hạ
22/10/2019 05:18:33
Công xã Pa-ri la nhà nước kiểu mới vì do nhân dân bầu lên thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, bảo đảm làm chủ của nhân dân, khác với các hình thức nhà nước trước kia là công cụ thống trị, bóc lột nhân dân
0
0
An ❥~Hạ
22/10/2019 05:22:21
Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong nghĩa đầu thế kỉ XIX đều chưa giành được thắng lợi nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.
- Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê.
- Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
- Ngày 28/9/1864, Quốc tê thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.
- Thông qua các hoạt động của mình, Quốc tế thứ nhất đã truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.
- Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mac.
0
0
dương nio ( ntqbd )
22/10/2019 10:03:00
2/ kết cục phong trào đấu tranh công nhân của các nước châu âu trong nửa đầu thế kỉ xix
phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu âu trong nghĩa đầu thế kỉ xix đều chưa giành được thắng lợi nhưng nó đánh dấu sự trường thành của phong trào công nhân quốc tế , tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này
0
0
dương nio ( ntqbd )
22/10/2019 10:36:59
3/
quốc tế thứ nhất ra đời trog hoàn cảnh
-giữa thế kỉ xix , sự phát triển mạnh mẽ của nền đại nông nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công dân thêm đông đảo và tập trung cao . giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê
- đầu thập niên 60 của thế kỉ xix , phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng . thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tễ lãnh đạo phong trào công nhân các nước
ngày 28/9/1864 , quốc tế thứ nhất thành lập tại luân đôn với sự tham gia của c,mác
0
0
dương nio ( ntqbd )
22/10/2019 10:56:17
vai trò quốc tê thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế
từ khi thành lập 1864 đến năm 1870 quốc tế thứ nhất vừa tuyền bá chủ nghĩa mác , vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế . qua các kì đại hội tổ chức hằng năm , quốc tế thứ nhất đã đấu tranh chống lại tư tưởng phi vô sản , chủ nghĩa cơ hội

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư