LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy nhận xét về lối sống cần kiệm của bạn bè xung quanh.Từ đó em học hỏi được điều gì?

Em hãy nhận xét về nối sống cần kiệm của bạn bè xung quanh.Từ đó em học hỏi được điều gì?(giúp e với ạ, em đang cần gấp)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
206
1
0

Lối sống giản dị là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Lối sống giản dị không phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương.

Ở bài viết này, Đọc Tài Liệu giới thiệu đến các bạn tuyển chọn các bài văn nghị luận xã hội về lối sống giản dị hay nhất đã được sưu tầm và biên soạn. Qua những bài làm văn này sẽ giúp các bạn tham khảo các làm, bổ sung thêm nhiều vốn từ ngữ...để có thể làm được một bài văn hay và đạt điểm cao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
23/10/2019 19:35:51
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục đạo đức có ý nghĩa rộng lớn, sâu xa nhưng lại hết sức gần gũi, thiết thực gắn liền với đời sống, việc làm và hành động của mỗi người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Cần, kiệm, liêm, chính là nội dung cốt lõi của giá trị đạo đức cách mạng, đặc biệt đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Đất nước chúng ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh một số mặt, một số giá trị đã đạt được thì trong xã hội đang xảy ra những biến động lớn và rất đáng lo ngại như: Tham ô, tham những, lãng phí và sự xuống cấp về đạo đức,lối sống và nhận thức của một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó cần phải xây dựng đạo đức cách mạng đội ngũ cán bộ, đảng viên,có đầy đủ về đức và tài, đó là yêu cầu rất quan trọng đối với công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất. Tư tưởng của Người là niềm tin, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam; là di sản tinh thần vô cùng quý báu cho Đảng ta, dân tộc ta; là hiện thân của tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có lòng yêu thương vô hạn đối với nhân dân, điểm nổi bật ở người là sự tôn trọng nhân dân và niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh vô hạn của nhân dân, Người hết sức nhấn mạnh tinh thần dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Người đã tiến hành không mệt mỏi công tác tuyên truyền và giáo dục, nhằm thức tỉnh toàn dân tộc trước sự nghiệp chung, phát huy cao nhất sức mạnh của trí tuệ, tài năng và nghị lực của hàng triệu con người.
Trong di sản Hồ Chí Minh, Người đã nêu tấm gương sáng ngời trước nhân dân Việt Nam về đạo đức mới. Người đã tỏ rõ một nghị lực phi thường và sống với phương châm “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không hề chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. Với tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính”, Người sống một cuộc sống thanh cao và giản dị. Từ đó sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam.
Nội dung tư tưởng giáo dục đạo đức cho mọi người và nhất là đối với cán bộ, đảng viên, trong tư tưởng Hồ Chí Minh có tầm bao quát rộng lớn, sâu xa nhưng lại hết sức gần gũi, thiết thực gắn liền với đời sống, việc làm và hành động của mỗi người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Cần, kiệm, liêm, chính là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng của mọi người, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên. Những đức tính cần có ấy của con người giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất; nếu thiếu một trong những đức tính đó con người không thể trở thành người theo nghĩa tốt đẹp của từ này. Trên cơ sở đó Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Cần” tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”. Tất thảy mọi người ai cũng “cần” thì bản thân mới tiến bộ, gia đình mới ấm no và hạnh phúc, quê hương mới phồn thịnh, đất nước mới giàu mạnh. Song, theo Hồ Chí Minh “cần” phải đi liền với “kiệm”.
Kiệm” theo Hồ Chí Minh là tiết kiệm, sử dụng có kế hoạch và có mục đích, không xa xỉ hoang phí, phô trương hình thức. Theo Người, để xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta không những phải tiết kiệm tiền bạc, sức lực mà còn phải biết tiết kiệm cả thời gian, bởi nếu của cải có hết thì còn làm lại được, nhưng thời gian trôi qua rồi thì không bao giờ có thể lấy lại được. Khi nói đến mối quan hệ giữa “cần” và “kiệm” Hồ Chí Minh nói rằng, nếu chúng ta cần mà không kiệm thì như thùng không đáy; còn nếu kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm.
Liêm” tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, sống trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tân bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Như vậy để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, phải hội đủ các yếu tố: cần, kiệm, liêm, chính.
Chính” theo Hồ Chí Minh “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn”. Đối với mình; không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người; không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà; không dối trá, lừa lọc. Người chính thấy “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi mà có hại cho nước thì quyết không làm”(1)
Trong giáo dục, xây dựng đạo đức cách mạng cho nhân dân, nhất là cán bộ đảng viên, Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, mà còn yêu cầu phải tích cực chống tham ô lãng phí và tệ quan liêu vì “tham ô, lảng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ”.
Khi nói về tư cách của người cán bộ, đảng viên, theo Hồ Chí Minh “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.
Việc gì có lợi cho dân ta hết sức làm,
Việc gì có hại cho dân ta hết sức tránh,
Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”(2)
Do đó đối với cán bộ, công chức, Hồ Chí Minh khuyên “để giúp công việc chính phủ một cách đắc lực, để nâng cao tinh thần kháng chiến, anh em viên chức bây giờ phải có 4 đức tính là: cần, kiệm, liêm, chính”(3).
Trong các bài nói chuyện của Bác với nhân dân, bộ đội, thanh niên, công an hay các đảng viên, Hồ Chí Minh đều nêu cao tinh thần cần, kiệm, liêm, chính. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947) Bác nói: “Mỗi Đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ, phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống bệnh tự mãn tự túc, tự tư tự lợi, kiêu ngạo, ba hoa. Phải thực hành khẩu hiệu: “Chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính!”(4).
Năm 1986 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh chứ không hoàn toàn phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Sự chuyển đổi đó đã tạo nên bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận những giá trị, tinh hoa văn hoá nhân loại. Bên cạnh việc tiếp thu nền khoa học, công nghệ tiên tiến, cách thức tổ chức quản lý của các nước khác trên thế giới thì đi theo nó là sự tác động của các luồng văn hóa, tư tưởng phương Tây đến Việt Nam.
Chúng ta đang đi theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường, bên cạnh một số mặt, một số giá trị đạt được, trong xã hội đã xảy ra những biến động rất đáng lo ngại về mặt đạo đức, lối sống và nhận thức đối với con người Việt Nam trong đó có một phần là đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hiện nay chúng ta đang phải chứng kiến một sự thực vô cùng nhức nhối trong xã hội là lối sống sa hoa, buông thả, đi ngược lại với đạo đức truyền thống của dân tộc có chiều hướng gia tăng ở nhiều khu vực cả thành thị và nông thôn, đặc biệt tập trung ở những trung tâm thành phố lớn. Thực tế hiện nay cho thấy chỉ số ít người làm ra đồng tiền bằng chính mồ hôi, sức lực, tài năng thật sự và bằng trí tuệ của mình, còn phần lớn trong số đó là do họ nắm giữ được các trọng trách trong quản lý kinh tế hay trong quản lý nhà nước hoặc những người có chỗ dựa an toàn do có người thân có chức quyền che chở, lợi dụng cơ hội để tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ, xa hoa lãng phí hay việc chạy chức, chạy quyền. Như các kỳ Đại hội, cụ thể là Đại Hội X đã nhận định “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục”(5).
Cùng với sự hình thành các tư tưởng, ý thức, chuẩn mực đạo đức mới tạo nên sắc thái về đạo đức, lối sống mới ở nước ta, trong nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh nhiều tư tưởng, ý thức và những tiêu chí đạo đức đi ngược lại với những giá trị truyền thống của dân tộc. Quan hệ chủ yếu, xuyên suốt kiểu cơ chế thị trường là hàng hoá - tiền tệ. Đồng tiền vừa là phương tiện trao đổi vừa là mục đích của sự trao đổi, lợi nhuận không chỉ chi phối mạnh mẽ mọi suy tư, tình cảm ý thức kinh doanh, mà còn đi vào mọi suy tư và hoạt động của nhiều lĩnh vực xã hội khác, trong các hoạt động xã hội và cả trong đời sống tinh thần, trong quan hệ gia đình.
Để khắc phục những hạn chế trên: Trước hết, trong toàn bộ vấn đề xây dựng Đảng và Nhà nước thì quyết định là công tác cán bộ. Bởi vì, “mọi thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Cách mạng đã chuyển sang một thời kỳ mới, Đảng ta phải có một chiến lược cán bộ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản và đúng đắn về vấn đề cán bộ. Công tác cán bộ hiện nay phải nghiên cứu, nắm vững và thực hiện đúng những lời dạy của Người. Đảng phải thực hiện thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo. Tiêu chuẩn cán bộ phải coi trọng cả đức lẫn tài. Đức và tài ấy phải được thực hiện ở tính quyết đoán, năng động sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần tự ý thức. Làm bất cứ ngành gì, lĩnh vực nào, mỗi cán bộ, đảng viên phải phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh thái độ lộng quyền, hách dịch, sách nhiễu nhân dân…
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vẫn đang còn tiếp tục và sẽ còn thực hiện dài lâu khi mà mỗi cán bộ, đảng viên chưa thấy được mối quan hệ giữa những gì xã hội khuyên ta nên làm và những gì ta có bổn phận phải làm. Trung ương Đảng đã tạo cho mỗi chúng ta cơ hội để tự soi xét, nhìn nhận, kiểm điểm lại chính mình, phát huy những cái đã làm tốt, và khắc phục sửa đổi những cái chúng ta làm chưa tốt, và chưa làm nhằm xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân. Như vậy, “để xứng đáng với vinh dự to lớn là người đầy tớ tuyệt đối trung thành của nhân dân, các đại biểu Quốc hội và cán bộ chính quyền cần phải: thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Gương mẫu về mọi mặt: đoàn kết, công tác, học tập, lao động. Luôn luôn giữ vững tác phong khiêm tốn, chất phác và hoà mình với quần chúng thành một khối”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư