Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Asean

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Asean
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
815
3
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
24/10/2019 22:01:07

- ASEAN là một tổ chức khu vực có uy tín, có mối quan hệ quốc tế rộng rãi, là tổ chức duy nhất trên thế giới có mối quan hệ đối thoại thành cơ chế với nhiều nước lớn và tổ chức quốc tế quan trọng của thế giới, trong đó có các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Gia nhập ASEAN đã hỗ trợ đắc lực cho ta trong việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. Với vai trò là một tổ chức khu vực được đánh giá là khá thành công, có vai trò và tiếng nói ngày càng quan trọng trên trường quốc tế, việc tham gia ASEAN đã giúp ta nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam trên thế giới, đặc biệt là tăng thêm trọng lượng cho ta trong quan hệ với các nước lớn cũng như tại các diễn đàn quốc tế quan trọng. Là thành viên ASEAN, ta đã trực tiếp tham gia và đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng phát triển và các quyết sách lớn của ASEAN về các vấn đề liên quan đến hợp tác và phát triển ở khu vực. Ta cũng có điều kiện tăng cường phối hợp lập trường với các nước ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế, nhất là đối với các vấn đề phức tạp, có liên quan đến lợi ích quốc gia của ta.

- Bên cạnh đó, ta cũng có điều kiện xây dựng và phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với các nước trong khu vực, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ta.

- Việc tham gia ASEAN cũng giúp chúng ta tranh thủ được những lợi ích thiết thực từ những hoạt động hợp tác kinh tế-thương mại và chuyên ngành của ASEAN, góp phần mở rộng các quan hệ của ta với các nước khu vực trên nhiều lĩnh vực; hỗ trợ đắc lực cho những nỗ lực hội nhập khu vực và quốc tế của ta. Có thể coi ASEAN như một sân chơi nhỏ, giúp chúng ta làm quen dần với các luật chơi chung của quốc tế trước khi tham gia vào các tiến trình hội nhập ở quy mô rộng hơn như APEC, WTO... Trở thành thành viên ASEAN, chúng ta cũng có điều kiện thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế, tiếp cận được thông tin và các tiến bộ khoa học-công nghệ hiện đại; học tập và chia sẻ kinh nghiệm phát triển và quản lý với các quốc gia thành viên ASEAN vốn được coi là những nền kinh tế trẻ đầy năng động trong khu vực, nhiều nước đã đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới (như Singapore,Malaysia), góp phần đáng kể vào nỗ lực cải cách và phát triển kinh tế của ta lúc đó.

- Quá trình tham gia hợp tác ASEAN đã giúp ta đúc rút thực tiễn hội nhập và kinh nghiệm hợp tác đa phương, góp phần tạo bước chuyển biến tích cực trong quá trình xây dựng chính sách hội nhập khu vực và quốc tế. Tham gia ASEAN giúp chúng ta nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp các ngành trong các hoạt động quốc tế và đa phương; thúc đẩy việc điều chỉnh dần các thủ tục hành chính, phong cách làm việc theo hướng phù hợp tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Về cụ thể trong lĩnh vực kinh tế, thương mại: Mặc dù xuất phát điểm của chúng ta thấp hơn các nước ASEAN cũ rất nhiều, nhưng sự tham gia của ta vào các chương trình liên kết kinh tế như AFTA, AIA, AICO, IAI, việc triển khai từng bước chương trình hợp tác Mekông, nhất là thực hiện sáng kiến quan trọng của ta về phát triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông - Tây (WEC) đã tạo thế chủ động hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực, phù hợp với các ưu tiên phát triển của ta. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng đáng kể tới 20% ngay năm đầu tiên thực hiện CEPT (1996) và liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước (trừ năm 2001) với tốc độ trung bình 15,8% mỗi năm trong giai đoạn 1996- 2003. So với năm đầu tiên tham gia hội nhập kinh tế ASEAN, thực hiện CEPT/AFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 2004 đã tăng gấp 1,8 lần.

- Về đầu tư, tỷ trọng vốn đầu tư từ các nước ASEAN trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt mức khá, trung bình 18,5% giai đoạn 1995-2003. Mặc dù trải qua giai đoạn khủng hoảng, tỷ trọng vốn này đã có lúc giảm xuống 15,8% vào năm 2000 nhưng những năm gần đây vốn đầu tư từ ASEAN đã dần được phục hồi với tỷ trọng 19,7% năm 2003.

Trong việc tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (CEPT/AFTA), chúng ta đã thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình. Cho đến nay, các nước ASEAN-6 đã cơ bản hoàn thành việc giảm thuế xuống mức 0-5%. Các nước thành viên mới đang bước vào giai đoạn cuối cùng thực hiện cam kết của mình. Ngoài Cămpuchia thực hiện cắt giảm sau, các nước Việt Nam, Lào và Mianma đều đã thực hiện giảm thuế từ 62% đến 84% số dòng thuế.

Với Việt Nam, việc chuyển các sản phẩm thuộc danh mục loại trừ tạm thời (TEL) sang danh mục cắt giảm thuế (IL) đã hoàn thành từ năm 2003, ngoại trừ 14 dòng thuế linh kiện ô tô, xe máy tạm hoãn thực hiện cắt giảm thuế. Năm 2005 này cũng là năm cuối cùng Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế các sản phẩm thuộc danh mục IL để thực hiện mục tiêu về cơ bản áp dụng thuế suất 0-5% đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN. Cho đến tháng 3/2005, Danh mục cắt giảm thuế (IL) của Việt Nam đạt 10.277 dòng thuế, tương đương với 96,15% tổng số dòng thuế trong khuôn khổ CEPT/AFTA.

Song song với chương trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam còn phối hợp với các nước ASEAN triển khai chương trình công tác nhằm xác định, phân loại và tiến tới dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan.

Bên cạnh các lợi ích kinh tế cụ thể nêu trên, việc tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN còn góp phần ổn định môi trường thương mại trong nước, tránh các biến động lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại quốc gia, góp phần làm lành mạnh môi trường kinh doanh trong nước, gây sức ép buộc các doanh nghiệp nội địa nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần củng cố , nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, cải tiến quy trình, thủ tục kinh doanh theo hướng đơn giản và thuận tiện hơn.

Trong vài năm gần đây, xu thế mở rộng hợp tác toàn diện với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng mở ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam trong phát triển thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế toàn diện, vững chắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
An ❥~Hạ
24/10/2019 22:02:14
Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN

Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có những lúc diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động tình hình quốc tế và khu vực:

Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ.

Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau.

Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng.

Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện.

Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.

Thời cơ và thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN

Thời cơ:

Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực đó là cơ hội để nước ta mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển, mở rộng sự hợp tác giao lưu văn hóa, giáo dục với khu vực và thế giới.

Tạo thuận lợi để Việt Nam hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới, góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thách thức:
Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế sẽ bị tụt hậu. Trong quá trình hội nhập nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc “Hòa nhập nhưng không hòa tan”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×