Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày về gương người tốt việc tốt ở Hòa Bình trong thực hiện ngày hội quốc phòng toàn dân

2 trả lời
Hỏi chi tiết
394
0
1
Anh Đỗ
27/10/2019 08:49:50
Thái Bình không chỉ là quê hương của những cánh đồng lúa đẹp miên man trong buổi sớm mai mà còn là nơi sinh ra những tấm gương người tốt, việc tốt. Nguyễn Văn Tuệ là một trong những người con của vùng đất quê lúa như vậy.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống và cách mạng, năm 2011, kết thúc Trung học phổ thông, với mơ ước được khoác trên mình màu xanh áo lính, học sinh Nguyễn Văn Tuệ đã lựa chọn thi vào môi trường quân đội. Có năng khiếu về kỹ thuật điện tử từ khi còn ngồi trên ghế những năm Trung học phổ thông, ngôi trường học sinh Nguyễn Văn Tuệ lựa chọn để rèn luyện là trường Học viện Kỹ thuật quân sự. Thấm nhuần tư tưởng tuổi trẻ quân đội học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, đồng chí Tuệ đã luôn nỗ lực phấn đấu. Sau 6 năm học tập và rèn luyện, tháng 8/2017, đồng chí Nguyễn Văn Tuệ đã tốt nghiệp loại giỏi, được phong quân hàm Trung úy và được tổ chức điều về tiếp tục công tác tại Trạm 42, Trung tâm BĐKT 719, Vùng 4 Hải quân.
Ra trường với cuộc sống mới cùng với đồng chí đồng đội trong đơn vị, đồng chí Tuệ đã nhanh chóng thích nghi với đơn vị, với lối sống giản gị gần gũi luôn quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, Trung úy Nguyễn Văn Tuệ được đồng chí đồng đội tin yêu quý mến. Đơn vị mới, Trạm 42, Trung tâm BĐKT 719 là đơn vị kỹ thuật có chức năng bảo đảm tên lửa P-15U cho các nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của Vùng và Quân chủng, vũ khí trang bị đã là thế hệ cũ nên công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa các trang, thiết bị kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, nếu vũ khí trang bị kỹ thuật hỏng hóc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, do đặc thù của đơn vị nên mặc dù điều kiện để nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế nhưng với tinh thần ham học hỏi, tìm tòi nghiên cứu cầu tiến bộ, từ khi ra trường về công tác tại đơn vị mới, đồng chí Tuệ đã luôn học tập, cải tiến hóa, phát minh ra những sáng kiến sáng chế cấp trung tâm, cấp vùng có ứng dụng thực tiễn vào tình hình thực tế của đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả bảo quản bảo dưỡng, nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu của vũ khí trang bị. Là trưởng ngành Tự dẫn của đơn vị, với đặc thù của công việc là khó khăn, độc hại, yêu cầu trình độ chuyên môn cao, vì vậy Trung úy Nguyễn Văn Tuệ luôn tự rèn cho mình đức tính thận trọng, tỉ mỉ khi chỉ huy, điều hành ngành, ngoài giờ hành chính công việc, trong những ngày nghỉ giờ nghỉ, đồng chí vẫn tranh thủ thời gian tìm tòi nghiên cứu để nâng cao kiến thức của bản thân. Trong thực hiện nhiệm vụ, đồng chí luôn chủ động nắm bắt tình hình thực tế, đặc thù, nhiệm vụ của ngành để xây dựng kế hoạch công việc hợp lý, thường xuyên nghiên cứu các kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ cho đúng nghĩa là một người sỹ quan chỉ huy kỹ thuật. Trong công tác hàng ngày, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, đồng chí Tuệ còn là thành viên của đội sửa chữa vũ khí trang bị của Trung tâm sữa chữa nhỏ các trang bị khí tài, là thành viên đội bảo đảm an toàn thông tin của Trung tâm và tổ cải tiến vũ khí trang bị của Vùng, các nhiệm vụ khác của ngành cũng được đồng chí hoàn thành đạt kết quả cao, kết quả được thể hiện 2 năm liền ngành tự dẫn trạm 42 đạt danh hiệu ngành tiên tiến
Với tác phong chỉ huy sâu sát, tỉ mỉ nên ở đâu và làm bất cứ nhiệm vụ gì, Trung úy Nguyễ Văn Tuệ cũng luôn là người gương mẫu, đầu tàu trong cuộc sống và công việc. Trên cương vị Chi ủy viên, Trung úy Nguyễn Văn Tuệ luôn gương mẫu trong lời nói và việc làm, mẫu mực trong thực hiện lễ tiết tác phong quân nhân. Đồng chí luôn giữ lối sống trong sạch, giản dị, trung thực, thẳng thắn, thường xuyên quan tâm thăm hỏi, gần gũi tìm hiểu tâm tư chia sẻ tình cảm với đồng chí, đồng đội, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong đơn vị, góp phần xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh. Do vậy, mặc dù nhiệm vụ vất vả song với sự cần mẫn, chịu khó và tinh thần trách nhiệm cao Trung úy Nguyễn Văn Tuệ cùng với tinh thần đồng lòng, nhất trí của tập thể nên những năm qua đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt. Trong tâm thức của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị thì Trung úy Nguyễn Văn Tuệ không chỉ là một người ngành trưởng, một Chi ủy viên tận tụy với công việc, mà còn là người tập hợp được sức mạnh đoàn kết tập thể, từ đó tạo tiền đề cho các cá nhân phát huy năng lực, cống hiến hết mình cho đơn vị.
Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ đổi mới của quân đội nói chung và Quân chủng Hải quân nói riêng, Trung úy Nguyễn Văn Tuệ thực sự là một tấm gương người tốt, việc tốt nổi bật để mọi người noi theo, góp phần xây dựng Quân chủng ngày càng “ Chính quy, tinh nhệ, hiện đại”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ni Lin
09/01/2021 20:22:54
+4đ tặng

Nhận thức được các tác hại của nước thải từ hoạt động của Viện đến môi trường, cảnh quan và sức khỏe, năm 2007, Viện Y học PK-KQ đã được Cục Hậu cần đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 120m3/ngày đêm bằng công nghệ men vi sinh hiếu khí. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động hệ thống xử lý nước thải bị xuống cấp và chất lượng xử lý không bảo đảm, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, cảnh quan và sức khỏe của cán bộ, người dân sống xung quanh và bệnh nhân đang điều trị khu vực bệnh viện. Trước tình hình đó, Thượng tá, Thạc sĩ Lưu Công Nhuận - Phó Giám đốc Viện Y học PK-KQ đã nghiên cứu, chủ động đề xuất và được thủ trưởng Quân chủng và Cục Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Quốc phòng cho phép triển khai nhiệm vụ “Cải tạo hệ thống thu gom, xử lý môi trường Viện Y học PK-KQ”.

 

Khi được cấp trên phê duyệt nhiệm vụ, Thượng tá Lưu Công Nhuận đã cùng với các cộng sự bắt tay vào việc khảo sát thực địa, lấy mẫu nước thải xác định chất lượng, đặc điểm của nước thải, xác định các thành phần, công suất nước thải, các hạng mục cần nâng cấp, cải tạo và thay thế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của hệ thống cũ, nhóm nghiên cứu do Thượng tá Lưu Công Nhuận chủ trì đã tiến hành thử nghiệm, xây dựng quy trình nâng cấp, cải tạo và đề xuất mua sắm các trang thiết bị thay thế, đồng bộ cho hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Viện; tu sửa, lắp đặt, vận hành thử, điều chỉnh các thông số kỹ thuật và hướng dẫn vận hành các hệ thống xử lý. Thượng tá Lưu Công Nhuận và đồng nghiệp đã đi khảo sát, tiếp thu công nghệ từ các hệ thống xử lý chất thải tương tự và công nghệ tiên tiến đã được triển khai trong và ngoài Quân đội để làm cơ sở để lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp với thực tiễn tại đơn vị. Từ đó, nhóm đã khảo sát mua sắm các thiết bị có sẵn đáp ứng được yêu cầu công nghệ, lựa chọn các cơ cở sản xuất có năng lực và uy tín để chế tạo các thiết bị đặc thù.

Sau nhiều lần thử nghiệm, hệ thống xử lý sau khi cải tạo, khôi phục đã được hiệu chỉnh ổn định. Sau đó, nhóm nghiên cứu và cơ quan tư vấn đã tiến hành lấy mẫu nước thải trước và sau khi xử lý của hệ thống để kiểm nghiệm chất lượng nước thải. Kết quả phân tích tại Trung tâm Công nghệ - Xử lý môi trường thuộc Binh chủng Hóa học, cho thấy: Mẫu nước thải sau khi xử lý có các chỉ tiêu đều đạt theo QCVN 28/2010/BTNMT, cột B. Như vậy, hệ thống xử lý nước thải tại Viện Y học PK-KQ đã được cải tạo, khôi phục bảo đảm nước thải đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Hệ thống sau cải tạo có nhiều ưu việt như: Các máy móc, thiết bị lắp đặt trong hệ thống đều là các động cơ điện nên quá trình hoạt động liên tục không cần bảo dưỡng định kỳ, các máy móc cơ bản hoạt động ổn định với độ bền cao nên chi phí phát sinh để bảo trì, bảo dưỡng là không đáng kể. Hệ thống có khả năng xử lý được đa dạng nguồn gây ô nhiễm; hiệu quả xử lý cao, chất lượng nước đầu ra bảo đảm và ổn định; việc vận hành, bảo trì và bảo dưỡng định kỳ đơn giản; thiết bị thay thế sẵn có và phổ biến trên thị trường; chi phí đầu tư và vận hành thấp; phù hợp với kiến trúc cảnh quan tổng thể của toàn khu vực… Ngoài các ưu điểm và hiệu quả mang lại như trên, hệ thống xử lý được khôi phục còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe của cán bộ, công nhân viên trong Viện Y học PK-KQ và dân cư sinh sống khu vực xung quanh. 

Bằng niềm say mê nghiên cứu sáng tạo, với tinh thần đoàn kết, Thượng tá, Thạc sĩ Lưu Công Nhuận đã cùng với các cán bộ, kỹ sư Viện Y học PK-KQ khắc phục được những tồn đọng về vấn đề xử lý chất thải nguy hại trong Viện; thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ xử lý các chất thải trong hoạt động của bệnh viện và sinh hoạt, góp phần bảo đảm vào việc bảo vệ môi trường, làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên của Viện cũng như dân cư sinh sống khu vực xung quanh; thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, gắn với xây dựng môi trường sống, môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp, bền vững.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư