Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong việc phát triển ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản?

  1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong việc phát triển ngành khai thác, nuổi trồng, chế biến thủy sản? Vì sao cần chuyển hướng khai thác xa bờ và đẩy mạnh nuổi trồng?
  2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta?
  3. Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nồng-lâm-ngư nghiệp đới với ngành công nghiệp chế biến lương thực phẩm?
  4. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?
  5. Nêu những thế mạnh của ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm của nước ta?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
532
1
0
An ❥~Hạ
28/10/2019 21:01:09
4. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?
Ngành công nghiệp trọng điểm của một quốc gia là ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội- môi trường, đồng thời có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác. Vd: đối với 1số quốc gia, công nghiệp hóa chất, công nghiệp năng lượng hay công nghiệp thực phẩm được coi là ngành công gnhiệp trọng điểm vì chúng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hoặc phục vụ cho sinh hoạt,..

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
An ❥~Hạ
28/10/2019 21:01:50
Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:
a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.
+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.
+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.
+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có.
+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.
+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.
b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:
-Về mặt kinh tế:
+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.
+ Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp (23,7% năm 2007).
+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên keests nông – công.
c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.
- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.
1
0
An ❥~Hạ
28/10/2019 21:02:49
2,
* Vị trí địa lí:
- Vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. )
- Vùng có vị trí địa lí thuận lợi (giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông đô thị phát triển..) hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ; ngược lại vùng miền núi xa xôi có hoạt động công nghiệp
Ví dụ:
TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu giàu có (nông sản Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bô; dầu mỏ).
* Nhân tố tự nhiên:
- Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).
- Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp như luyện kim (đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm,... Ớ những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho công nghiệp thủy điện.
Ví dụ: Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cả nước.
- Khí hậu: đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng nạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
- Các nhân tố tự nhiên khác:
+ Đất đai - địa chất công trình để xây dựng nhà máy.
Ví dụ: Các trung tâm công nghiệp nước ta phân bố chủ yếu ở vùng thị trấn, đô thị, thành phố lớn..đây là những khu vực địa hình bằng phẳng, địa chất ổn định và giao thông dễ dàng.
+ Tài nguyên rừng: là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gổ, tre, nứa,..), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc,...), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm.
+ Tài nguyên biển (cá. dầu khí, cảng nước sâu,...), tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,...
Ví dụ: Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (nguồn thủy hải sản, nông sản...); các tỉnh giáp biển hình thành các khu kinh tế ven biển phát huy thế mạnh tổng hợp kinh tế biển (Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu,..).
* Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...
+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và gí rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật:
+ Làm thay đổi hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và sự phân bố hợp lí các xí nghiệp công nghiệp.
Ví dụ:
+ Phương pháp khí hóa than ngay trong lòng đất không những làm thay đổi hẳn điều kiện lao động mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.
+ Các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.
- Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất; đẩy mạnh sản xuất, tăng sức cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phâm, tạo nên thị hiếu tiêu dùng mới.
Ví dụ: Hiện nay, nhờ cơ chế thông thoáng mở rộng thị trường, nước ta đã có nhiều sản phẩm có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế như Hoa Kì, EU,.. (dệt may, chế biến thực phẩm thủy hải sản, da giày,...).
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất -kĩ thuật: giao thông và thông tin liên lạc, điện nước là những hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản và quan trọng nhất để phát triển kinh tế ở một khu vực. Nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
Ví dụ:
+ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là hai đô thị có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện và đồng bộ nhất nước ta. Vì vậy, đây là nơi thu hút mạnh nhất các nguồn vốn đầu tư, là hai trung tâm kinh tế phát triển nhất cả nước.
+ Ngược lại, Trung du miền núi Bắc Bộ mặc dù có nguồn tài nguyên giàu có nhất cả nước nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên chưa thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
- Đường lối chính sách: chính sách mở cửa hội nhập trong xu thế hiện nay sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư.
Ví dụ: Nhờ chính sách đôi mới kinh tế năm 1986, phát triển nền kinh tế thị trường, duy trì nhều thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, gia nhập các tổ chức kinh tế (WTO, ASEAN...) đã giúp nền kinh tế Việt Nam thoát sự trì trệ sau chiến tranh và tăng trưởng kinh tế khá cao.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×