Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào kiếm thức đã học, em hiểu thế nào về câu nói "Không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông"

Dựa vào kiếm thúc đã học, em hiểu thế nào về câu nói " không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông"
 
6 trả lời
Hỏi chi tiết
1.476
1
0
Anh Đỗ
29/10/2019 20:57:13
Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông là một luận điểm nổi tiếng của nhà triết học cổ đại người Hy Lạp là Heraclitus (khoảng 535 TCN – 475 TCN), ý nghĩa luận điểm này là Mọi sự vật trong thế giới của chúng ta luôn luôn thay đổi, vận động, phát triển không ngừng, thế giới như một dòng chảy, cứ trôi đi mãi. Đây là Tư tưởng về sự vận động biến đổi của sự vật (dòng chảy phổ biến).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Anh Đỗ
29/10/2019 20:57:30
Heraclitus
Theo Heraclitus, sự phát sinh ra vũ trụ từ lửa là con "đường đi xuống", đồng thời cũng là sự "thiếu hụt lửa". Và, vũ trụ xét về tổng thể là cái đơn nhất nhưng cái đơn nhất đó là tổng thể của sự thống nhất của vạn vật, trong vũ trụ đơn lẻ này những sự vật hiện tượng nội tại nó tự biến đổi đa dạng, vận động chuyển hóa sang mức độ khác nhau, mà tất cả cơ sở của sự biến đổi ấy là lửa.
Theo Heraclitus, "lửa bao quát tất cả và phân xử tất cả". Hỏa hoạn của vũ trụ cũng đồng thời là tòa án của vũ trụ. Theo đó, hỏa hoạn vũ trụ không chỉ là một sự kiện vật lý đơn thuần mà còn là một hành vi "đạo đức". Bản thân vũ trụ không phải do chúa trời hay một lực lượng siêu nhiên nào tạo ra mà chính là lửa.
Ngọn lửa trong quan niệm của Heraclitus mang tính vật chất là sự so sánh trực quan cảm tính với logos trừu tượng – cái được dùng để chỉ bản chất lôgic – lý tính của tồn tại và quy định trật tự, như là "độ" của mọi quá trình. Do vậy, ngọn lửa mang tính vật chất của Heraclitus là "có lý tính" có liên quan tới logos là "ngọn lửa có lý tính". Ngọn lửa của Hêraclit thể hiện tính cơ động và tính tích cực của tồn tại, đồng thời cũng thể hiện bản chất ổn định và trật tự bất biến của thế giới, bản chất mang tính vật chất.
Nếu như Thales coi nước là khởi nguyên của thế giới với tư cách là một thực thể sinh ra mọi vật thì Heraclitus đã hiểu khởi nguyên theo nghĩa độ cao hơn, coi lửa không chỉ là thực thể sản sinh ra mọi vật, mà còn là khởi tổ thống trị toàn thế giới. Lửa đó sản sinh ra không chỉ các sự vật vật chất, mà cả những hiện tượng tinh thần, kể cả linh hồn con người.
Với quan niệm coi toàn bộ vũ trụ như một ngọn lửa bất diệt, thế giới này là lửa thì ông đã tiếp cận được những quan niệm duy vật và nhấn mạnh tính bất diệt và vĩnh viễn của thế giới. Ông đã thể hiện những tư tưởng đầu tiên về sự thống nhất vật chất của thế giới khi coi lửa là bản nguyên của tất thảy mọi vật.
Đánh giá quan niệm này của Hêraclit, Lênin coi đó là "một sự trình bày rất hay những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng".
Tuy nhiên, có thể thấy rằng quan niệm duy vật của ông còn rất mộc mạc, thô sơ. Bởi nó xuất phát từ việc ông chỉ dựa vào quan sát thực nghiệm để kết luận, khi quan sát Heraclitus đã nhận thấy vai trò rất to lớn của lửa đối với đời sống của con người và cũng do ảnh hưởng của thần thoại Hy Lạp (nhưng ông có cách giải thích ngược lại với thần thoại).
Tuy vậy thì quan niệm đó đã góp phần chống lại những tư tưởng mang tính chất tôn giáo thời bấy giờ. Nó cũng khẳng định quá trình nghiên cứu tư tưởng không thể không dựa vào việc tìm hiểu nguyên nhân từ thực tiễn cũng như cơ sở và nguồn gốc của tư tưởng từ thực tiễn.
1
0
SayHaiiamNea ((:
29/10/2019 20:57:35
Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông là một luận điểm nổi tiếng của nhà triết học cổ đại người Hy Lạp là Heraclitus (khoảng 535 TCN – 475 TCN), ý nghĩa luận điểm này là Mọi sự vật trong thế giới của chúng ta luôn luôn thay đổi, vận động, phát triển không ngừng, thế giới như một dòng chảy, cứ trôi đi mãi. Đây là Tư tưởng về sự vận động biến đổi của sự vật (dòng chảy phổ biến).
0
0
Đỗ Dũng
29/10/2019 20:57:49
Đây là một luận điểm bất hủ được phát biểu bởi Hêraclit, một triết gia vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, là cha đẻ của quy luật "dòng chảy". Nội dung cơ bản của luận điểm có thể hiểu như sau:
Tất cả mọi sự vật và hiện tượng luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng, cũng như dòng sông kia nước luôn luôn vận động chảy trôi không bao giờ đứng lại.
Đây có thể coi là một trong những luật điểm thể hiện quan điểm biện chứng đầu tiên trong lịch sử Triết học.
Trước khi triết học Mác ra đời, trong suốt chiều dài lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật thường tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, có thể nói, đã có sự thống nhất nhất định giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng ở một số nhà triết học duy vật. Sự thống nhất này được thể hiện rõ nhất trong triết học của Hếraclit qua luận điểm nói trên. Tuy nhiên, sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học của Hêraclít còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng của Hêraclít đều còn ở trình độ thô sơ, chất phác, như Ph.Ăngghen đã đánh giá: "Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong".
1
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
29/10/2019 20:59:05
Đây là một luận điểm bất hủ được phát biểu bởi Hêraclit, một triết gia vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, là cha đẻ của quy luật "dòng chảy". Nội dung cơ bản của luận điểm có thể hiểu như sau:
Tất cả mọi sự vật và hiện tượng luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng, cũng như dòng sông kia nước luôn luôn vận động chảy trôi không bao giờ đướng lại.
Đây có thể coi là một trong những luật điểm thể hiện quan điểm biện chứng đầu tiên trong lịch sử Triết học.
Trước khi triết học Mác ra đời, trong suốt chiều dài lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật thường tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, có thể nói, đã có sự thống nhất nhất định giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng ở một số nhà triết học duy vật. Sự thống nhất này được thể hiện rõ nhất trong triết học của Hếraclit qua luận điểm nói trên. Tuy nhiên, sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học của Hêraclít còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng của Hêraclít đều còn ở trình độ thô sơ, chất phác, như Ph.Ăngghen đã đánh giá: "Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong".
0
0
~I'M WANNABLE
30/10/2019 16:34:31
“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là câu nói của triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus với hàm ý rằng vạn vật trên thế giới luôn luôn vận động và không ngừng thay đổi, không có thứ gì tồn tại lâu hơn một khoảnh khắc.
Tư tưởng này có vẻ dễ hiểu. Giả sử, ở lần tắm thứ nhất, có một đám bèo lục bình nổi trên mặt nước ở vị trí A, thì đến lần tắm thứ 2, đám bèo đó có thể trôi đến vị trí B.
Đó là chưa kể đến khả năng, giữa hai lần tắm, bờ sông có thể bị sạc lở hoặc bồi đắp thêm do tác động của nước.
Và hàm ý của Heraclitus là, dòng sông ở lần tắm thứ nhất và dòng sông ở lần tắm thứ hai là hai dòng sông khác nhau !
Nếu chiếu theo ý của Heraclitus, thì những hành động như câu “Qua nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê” sẽ không thể thực hiện được bởi vì dòng sông thời thơ ấu đó đâu còn tồn tại. Tương tự như vậy, phát biểu “Sông Niles là dòng sông dài nhất thế giới” cũng sẽ sai và phải thế này mới đúng: “Sông Niles đã từng là dòng sông dài nhất thế giới”.
Nếu áp dụng hàm ý của Heraclitus vào con người thì sẽ thế nào? Nếu bạn không may bị tai nạn và mất một cánh tay, khi đó bạn có còn là bạn nữa hay không? Hoặc em có còn là em của ngày hôm qua nữa hay không nếu như em đi phẫu thuật thẩm mỹ?
Nếu xét kĩ hơn, chẳng cần những thay đổi to tát như cụt tay hay phẫu thuật thẩm mỹ, bản thân cơ thể chúng ta lúc nào cũng có sự thay đổi. Các tế bào trên cơ thể của chúng ta liên tục chết đi và bị thay thế bởi các tế bào mới. Như vậy, mỗi khoảnh khắc trôi qua, chúng ta đã trở thành một người khác.
Nếu như vậy thì, tôi có thể thoải mái phạm tội bởi vì người có tội chỉ tồn tại ngay lúc phạm tội đó thôi. Nghe thật kì cục phải không?
Nhưng nếu muốn tránh được sự kì cục này, ta phải tư duy rõ ràng được, khi nào thì một người vẫn còn là chính người đó, hay một vật vẫn còn là chính nó. Bạn đã bao giờ thử nghĩ đến vấn đề này chưa?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư