Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài thơ"Tiếng gà trưa",người cháu đã nhớ vè những kỉ niệm nào trong dòng hồi ức?

1.Trong bài thơ"Tiếng gà trưa",người cháu đã nhớ vè những kỉ niệm nào trong dòng hồi ức?
2.Trong bài thơ"Tiếng gà trưa",hình ảnh đàn gà trong kí ức của cháu hiện lên qua những chi tiết nào?Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để mieu tả hình ảnh đàn gà?Trình bày cảm nhận của em về những hình ảnh ấy
3Trong bài thơ"Tiếng gà trưa",hình ảnh tiếng gà trưa gợi lên trong lòng cháu những suy tư gì?Phát hiện và phân tích những bienj pháp nghẹ thuật mà tác giả sử dụng trong hai khổ thơ cuối để biểu đạt những suy tư ấy
4.Trong bài thơ"Tiếng gà trưa",vì sao tác giả nói tiếng ga trưa mang bao nhiêu hạnh phúc?
5.Trong bài thơ"Tiếng gà trưa",ta thấy người cháu không những quý trọng bà,yêu thương bà mà còn những phẩm chất nào nữa?Qua nhân vật trữ tình trong văn bản,em rút ra bài học gì cho bản thân khi mình còn ở lứa tuổi học sinh
6.Bài thơ"Tiếng gà trưa"có những nét đặc sắc,độc đáo gì về thể thơ,ngôn từ,cách gieo vần,hình ảnh thơ?Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện hình ảnh,tư tưởng,tình cảm của tác giả như thế nào?
7.Em hãy đóng vai người chiến sĩ trong bài thơ"Tiếng gà trưa" nói lên những điều người chiến sĩ nghe thấy và cảm nhận được tren con đường hành quân
Giải hộ mik nha.Mik cần gấp lắm.Please!!!
2 trả lời
Hỏi chi tiết
424
0
0
Đỗ Dũng
31/10/2019 19:35:23
Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ thân thương gắn với người bà mà tác giả vô cùng yêu quý. Tiếng gà trưa không chỉ gọi về tuổi thơ mà còn làm bừng sáng cả hiện tại và tương lai bởi tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước.
Cũng như nhiều tác phẩm đã được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ này cũng hướng vào chủ đề chung của văn học thời kì này: lòng yêu nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Vì thế, tác phẩm có nhiều kỉ niệm riêng của nhà thơ nhưng hình tượng nhân vật trung tâm lại là người chiến sĩ đang trên đường hành quân ra tiền tuyến. Cái tôi riêng của người nghệ sĩ hòa cùng cái ta chung của cả thế hệ, cả dân tộc một cách tự nhiên, vừa gần gũi, vừa cao cả, thiêng liêng, lay động lòng người.
Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ việc nghe thấy tiếng gà nhảy ổ khi dừng chân bên xóm nhỏ trên con đường hành quân ra trận. Tất cả được gọi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường – tiếng gà mái cục tác trong buổi trưa. Tiếng gà đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ: Tiếng gà trưa gắn liền với những con gà mái mơ, gà mái vàng của tuổi thơ ấu. Tiếng gà trưa gắn liền với người bà rất mực yêu thương và chăm lo cho cháu. Tiếng gà gắn với mơ ước bé nhỏ có được một bộ quần áo mới để đón tết từ tiền bán gà. Tiếng gà trưa cùng với người chiến sĩ hành quân vào cuộc chiến, khắc sâu thêm tình cảm tha thiết dành cho quê hương đất nước.
Xóm nhỏ là xóm nhỏ nào trên chặng đường hành quân không mệt mỏi, người đọc không biết và tác giả cũng không nói rõ. Chỉ có tiếng gà là rất thực, rất đời, rất thân thương và gần gũi, khiến cho người chiến sĩ ấy xiết bao xúc động. Tiếp sau đó điệp từ “nghe” nối tiếp nhau, được nhắc lại ba lần như những dư ba kì diệu của tiếng gà. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt đi cái oi ả buổi ban trưa, xua tan nỗi mệt mỏi bước chân người chiến sĩ và đánh thức những kỉ niệm ngọt ngào thời thơ ấu, đưa các anh sống lại những năm tháng tươi đẹp, hồn nhiên nhất của cuộc đời. Đoạn đầu mở ra không khí rất đỗi thanh bình, trái ngược hẳn với những đau thương mất mát mà hàng ngày, hàng giờ những người lính phải đối mặt, đương đầu.
Sau tiếng gà nhảy ổ ở hiện tại, sang khổ 2, 3, 4 đã gọi về những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Ba khổ thơ, cùng điệp từ tiếng gà trưa, khiến những kỉ niệm thân thương và đẹp đẽ cứ thế ùa về. Qua các câu thơ chúng ta như được cùng người chiến sĩ ấy sống những ngày tháng êm đềm trong tình yêu thương của bà. Tuổi thơ ấy được dệt lên bởi những kỉ niệm về những chị gà mái mơ, gà mái vàng, về chuyện nhìn gà đẻ bị bà mắng yêu, về hình ảnh bà khum soi trứng, về tấm lòng chắt chiu, âu yếm của bà và nỗi khao khát có được quần áo mới.
Càng đọc, những rung động tha thiết về tuổi thơ trong trẻo càng dâng lên tha thiết. Qua những dòng thơ êm nhẹ, thánh thót như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà hiện lên thật đẹp đẽ, hiền từ như một bà tiên. Bà đã dành tất cả sức lực và tình yêu cho đứa cháu nhỏ, đã tần tảo, chắt chiu, chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như nâng đỡ hạnh phúc, mơ ước nhỏ bé và giản dị của đứa cháu thơ dại. Hình ảnh đứa bé xúng xính, sột soạt trong bộ quần áo mới nghe sao mà cảm động đến nao lòng. Đấy đâu chỉ là một bộ quần áo mới biết kêu sột soạt mà còn là nỗi sung sướng và cảm động của đứa cháu, mà còn là niềm hạnh phúc, là tấm lòng chan chứa yêu thương của bà dành cho cháu.
Sau tiếng gà trưa lần thứ 4, người lính hướng hẳn vào trong tâm tưởng để giãi bày lòng mình. Bằng cách biểu đạt này, nhà thơ vừa bày tỏ được nỗi nhớ da diết về người bà ở phương xa, vừa bộc lộ được nhận thức của mình về trách nhiệm của người cầm súng.
Xuân Quỳnh đã sử dụng thể thơ ngũ ngôn với sự sáng tạo linh hoạt. Điệp ngữ: tiếng gà trưa, nghe kết nối các phần của bài thơ và điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng. Lời thơ vô cùng xúc động.
Tiếng gà trưa trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ, giục giã người cầm súng. Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng của bài thơ đã được mở rộng, hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở những người chiến sĩ cầm chắc tay súng tiến lên chống kẻ thù xâm lược bảo vệ sự bình yên cho gia đình, cho quê hương đất nước, cho những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của tuổi thơ.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đỗ Dũng
31/10/2019 19:35:46
Tuy là một bài thơ ngắn chỉ 4 câu nhưng ở Trung Quốc hiểu tường tận bài thơ này vẫn có những ý kiến chưa thống nhất. Trước hết về thời gian sáng tác bài thơ này các sách đều ghi là “không xác định” chỉ biết Lý Bạch ban ngày đi chơi, ban đêm ngủ nhìn trăng sáng rồi nhớ quê hương như tứ một câu thơ của Đỗ Phủ “nguyệt thị cố hương mình” .Bài thơ mặc dù tác giả, cảnh và người là Trung Quốc nhưng nó được người dạy, học trong nhà trường phổ thông Việt Nam cảm nhận sâu sắc, có tác dụng trong việc giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước trong mỗi người Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư