Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao (1917-1951) viết vào năm 1943. Tác phẩm là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống bần cùng đã để lại nhiều xúc động trong lòng độc giả. Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc.Cũng vì lý do đó nên người con trai lão đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền . Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. So với những người khác lúc đó, gia cảnh của lão khá đầy đủ, tuy nhiên do sức không còn nên công việc đồng áng cũng tạm dưng, công việc do người khác thuê mướn cũng không có.Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành. Tuy nhiên, vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã quyết định bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó".Lão Hạc đã khóc rất nhiều với ông giáo (Người hàng xóm thân thiết của lão).Và sau cùng,vì quá thương con,không muốn ăn vào tiền dành dụm cho con trai ,Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó.