Các ngôi kế thường gặp trong tác phẩm tự sự: a. Ngôi kể thứ 3. - Người kề gọi tên các nhân vật: chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt. - Người kể có thế kếể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. - Đây là ngôi kể hay được sử dụng. b. Ngôi kể thứ nhất. - Khi người kể xưng “tôi” là cách chọn ngôi kề thứ nhất. Dế Mèn tự xưng là “tôi” - nhưng “tôi” không phải là tác giả Tô Hoài. - Người kể có thế trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ... - Đây cũng là cách kể thường gặp trong văn tự sự. 3. Vai trò của các ngôi kể trong văn tự sự. Khi kể, người ta có thế hoàn toàn tự do lựa chọn ngôi kể (hoặc ngôi thứ 3, hoặc ngôi thứ nhât). a. Ngôi kể thứ nhất: có hai kĩ năng. - Nhân vật “tôi”, chính là tác giả (thường gặp trong hồi kí, tự truyện). - Nhiều khi “tôi” không phải là tác giả mà hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Khi ấy “tôi” chĩ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình, về những điều mình tai nghe, mắt thấy... - Khi đã sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện. - Ưu điểm: mang đậm tính chủ quan. - Nhược điểm: thiếu tính khách quan. b. Ngôi kể thứ 3 - Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng. - Ưu điểm: tính khách quan được thể hiện rõ. - Nhược điểm: thiếu đi tính chủ quan.