“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
Ở 2 câu này, tác giả đã thực sự đứng trên vị trí đỉnh của đèo Ngang. Từ vị trí này, nhà thơ mới có thể quan sát tổng thể cảnh sinh hoạt nơi đây. Tác giả đã dùng thị giác để nhìn nhận những hình ảnh vài chú tiều, mấy nhà chợ cùng với những tính chất lom khom, lác đác.
Với cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: “ lom khom- lác đác, dưới núi- bên sông, tiều vài chú-chợ mấy nhà” nhằm để tạo sự nhấn mạnh, nổi bật ý thơ. Ngoài ra với cách nói đảo ngữ, tác giả đã thay đổi trật tự của câu thơ. Đúng ra câu thơ phải đc sắp xếp:
“Vài chú tiều lom khom dưới núi
Mấy nhà chợ lác đác bên sông.”
Thế nhưng, nhà thơ đã đưa vị ngữ lên trên đầu câu để nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt.
Với cách sử dụng những từ láy gợi hình “lom khom”, dáng vẻ thu gọn, gập ng`; “lác đác” tạo sự thưa thớt, vắng vẻ. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng những số từ “ vài-mấy” làm cho người đọc hiểu rằng cảnh sinh hoạt ở đây chỉ có 1 vài chú tiều trong dáng vẻ tiều tụy, bé nhỏ; thêm vào đó 1 vài ngôi nhà nằm rải rác ở bên ven sông. Cảnh sinh hoạt thật buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quặng, tẻ nhạt, trống trải.