Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh chị hãy tưởng tượng ra mình là thầy lí và kể lại câu chuyện "Nhưng nó phải bằng hai mày" theo ngôi kể thứ nhất

Anh chị hãy tưởng tượng ra mình là thầy lí và kể lại câu chuyện "Nhưng nó phải bằng hai mày" theo ngôi kể thứ nhất. Bên cạnh đó hãy rút ra ý nghĩa câu chuyện và bài học cho bản thân
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.207
2
0
Đỗ Dũng
10/11/2019 20:45:19

Truyện cười – là những câu truyện khiến chúng ta cười, khiến ta có những tiếng cười sảng khoải và thấy thoải mái khi đọc những chuyện cười vui, nhưng bên cạnh đó có những câu truyện cười mang cho ta rất nhiều ý nghĩa, bài học, trong câu chuyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” là lời đả kích, chấm biếm, lên án của dân gian đối với tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến, sự tham lam, tham nhũng được phản ánh qua câu chuyện trên.

Trong chuyện kể về Cải và Ngô, hai người đàn ông này đã đánh nhau và dẫn đến sự việc là đưa nhau đi kiện, qua câu chuyện này ta hiểu được phần nào sự tham nhũng của các quan lại thời đó, cả hai người này đều lo lót cho quan để đỡ bị đánh đau, câu chuyện phản ánh vô cùng chân thực và rõ nét xã hội phong kiến thời bấy giờ.

Vì đã đưa cho thầy Lý 5 đồng nên Cải yên tâm trong bụng là sẽ bị xử nhẹ, Ngô cũng rất yên tâm thì cũng đã lo lót cho thầy Lý 10 đồng. Khi xét xử, thầy Lý đã xử nhẹ cho cả Cải và Ngô, và phạt Cải 10 roi, lúc đó Cải đã xòe 5 ngón tay của mình nhắc thầy Lý là đã lo lót số tiền 5 đồng từ trước, Thầy Lý lấy bàn tay trái úp lên bàn tay phải, ý nói rằng Ngô đã đưa số tiền gấp đôi, lúc này Cải sửng sổ lên. Tình huống gây cười nhất lại giàu sức châm biếm là khi thầy Lý nói “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày” đây là một câu nói ám chỉ, có ý bảo rằng mày đã lo lót rồi nhưng đứa khác còn lo lót gấp đôi mày. Lúc này dường như đồng tiền quyết định cả công lý và công bằng, không quan trọng ai đúng ai sai mà có tiền sẽ thắng.

Trong câu truyện này Cải và Ngố là những nạn nhân nhưng đồng thời cũng là mồi lửa dẫn đến việc tham nhũng của thầy Lý, cả hai tự nhiên lại mất tiền mà vẫn bị phạt, chỉ là nhiều tiền hơn sẽ bị phạt ít hơn thôi, chính Cải và Ngô đã tạo thời cơ cho kẻ tham ô, nham nhũng như thầy Lý.

Qua câu chuyện em có những suy nghĩ sau:

Hiện tượng tham nhũng là hiện tượng không còn xa lạ với tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến, đáng nhẽ ra họ phải lo cho dân, lo lỗi lo của dân, nhưng đây ho chỉ tìm cách bòn rút của dân, làm nhân dân khổ cực.

Qua câu chuyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã gây cho chúng ta tiếng cười ở tình huống thầy lý xử phạt. Ngoài ra câu truyện còn lột tả chân thực nhất cách xử kiện không công bằng của thầy Lý, không biết đúng sai thế nào, ai nhiều tiền hơn sẽ thắng, đây là tệ nạn tham nhũng, vơ vét của cải của nhân dân của thầy Lý nói riêng và quan lại thời phong kiến nói chung. Trong xã hội phong kiến, thước đo công lý dường như chính là đồng tiền, người nông dân là khổ càng khổ hơn, họ chính là nạn nhân, đôi khi là chất xúc tác tạo nên những tệ nạn đó, và chúng đã trở thành những thói quen khó bỏ của bọn quan lại tham ô.

Câu truyện lên án bộ phận quan lại thối nát, coi đồng tiền là trên hết, không màng tới công lý, đổi trắng thay đen, chỉ để ý đến tiền bạc, những tham quan đó đã đẩy người nông dân vào con đường khổ cực. bất hạnh.

Qua câu truyện“Nhưng nó phải bằng hai mày” để lại trong lòng người đọc rất nhiều bài học và cho chúng ta hiểu thêm về bọn quan lại trong xã hội phong kiến, qua câu chuyện dân gian muốn nhắn gửi thông điệp là nhân dân muốn có một cuộc sống ổn định nhưng lại bị vơ vét, đục khoét một cách trắng trợn của quan lại thời phong kiến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
光藤本
10/11/2019 20:45:19
1.Yêu cầu về kĩ năng
-Kĩ năng viết văn tự sự
- Sử dụng yếu tố tưởng tượng miêu tả và biểu cảm
-Sắp xếp các ý theo đúng tuần tự ở phần cuối câu chuyện.
-Nhập vai ngôi thứ nhất (xưng “tôi”)
2.Yêu cầu về nội dung.
-Xác định trọng tâm của đề:nhập vai nhân vật Cải kể lại diên biến tâm trạng của mình trước và sau khi xử kiện.
-Các luận điểm chính:
+Tôi là Cải –bạn bè cùng xóm với Ngô.Vào một buổi chiều tôi và Ngô cùng đi chăn trâu,Ngô gây chuyện với tôi,hai đứa đánh nhau .
+Nghe nói ở làng nọ có viên Lí trưởng xử kiện giỏi,chúng tôi đem nhau đến nhà thầy Lí xử kiện để phân rõ đúng –sai.
+Tôi sợ thua kiện nên đã đút lót cho thầy năm đồng.
+Tôi vui sướng và đắc thắng,tin chắc rằng lần naỳ tôi dành phần thắng,còn thằng Ngô chắc chắn sẽ bị một trận đòn nhừ thân và xấu hổ trước bàn dân thiên hạ.Tôi vừa di vừa huýt sáo…
+Gìơ xử kiện đã đến, thầy Lí phán:thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn,phạt chục roi!
+Tôi ngẩn mặt,mở tròn xoe mắt không hiểu vội xoè 5 ngón tay nhìn thầy:xin thầy xét lại,lẽ phải thuộc về con mà!..Thầy xoè 5ngón tay trái úp lên 5ngón tay mặt:Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày…!
+Lúc này tôi mới hiểu ra một sự thật cay đắng là thằng Ngô cũng biện chè lá những mười đồng.Thầy Lí thật đểu cáng,sâu mọt!Tôi thấy choáng váng,trời đất như sụp đổ …tôi vừa mất tiền lại vừa bị đánh đau.
+Tôi hối hận vô cùng,tiền mất tật mang. Cả tôi và Ngô đều là nạn nhân của thầy Lí.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×