Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy trình bày nội dung mối quan hệ giữa chất và lượng? lấy 1 ví dụ phân tích và chứng minh

hãy trình bày nội dung mối quan hệ giữa chất và lượng ? lấy 1 ví dụ phân tích và chứng minh
 
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
991
2
0
Cún ♥
11/11/2019 20:38:19
1. Khái niệm lượng và chất
a) Khái niệm lượng Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.
Ví dụ về lượng Đối với mỗi phân tử nước (H2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.
b) Khái niệm chất Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
Ví dụ về chất Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880oC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
a) Lượng đổi dẫn đến chất đổi Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảytrong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết địnhbởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, V.V..
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận. thể hiện cách thức vận động và phát triển cùa sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất
Chấtlượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cáh biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.
– Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.
– Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất của sự vật.
– Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Các hình thức của bước nhảy:
  • Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
  • Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
  • Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
  • Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.

b) Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng:
Chất mới của sự vật chỉ xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng, sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô tồn tại nhịp điệu sự vận động.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
3. Ý nghĩa phương pháp luận – Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất do đó trong hoạt động thực tiễn về nhận thức chúng ta từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật tránh tư tưởng chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn.
– Phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại tránh tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh.
– Cần có thái độ khách quan khoa học và quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có đầy đủ các điều kiện.
 
4. Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại Dưới đây là một số ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng:
  1. Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn.
  2. Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.
  3. Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.
  4. Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm (điểm nút) bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.
  5. Gọi là học sinh cấp 3 khi đó bạn đang học lớp 10, 11 hoặc 12 (lượng). Khi bạn vào đại học, chẳng ai gọi bạn là học sinh cấp 3 nữa (chất đã thay đổi).
  6. Bạn gọi là học sinh khi bạn học từ lớp 1 đến 12 nhưng vào đại học bạn được gọi làsinh viên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hà Thu Hằng
11/11/2019 21:07:54
mai thường bị mẹ mắng chê bai vụng về mỗi khi làm bếp . trên thực tế mai là hs giỏi của lớp , bạn cũng biết nấu vài món ăn ngon và tốt bụng với mọi người xung quanh. trong khi đó anh của mai được nuông chiều ,không làm gì, dù học khá nhưng cũng không bằng mai trong học tập .những lời nói chê trách của mẹ làm cho mai cảm thấy bi quan ,buồn chán và tủi thân .
Em hãy chỉ ra những mâu thuẫn triết học trong tình huống này ? Nếu ở địa vị của mai em sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào để giải quyết mâu thuẫn 1 cách hiệu quả nhất ?
0
0
Roy
08/08/2020 03:31:43
+3đ tặng
Khái niệm lượng và chất
a) Khái niệm lượng Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.
Ví dụ về lượng Đối với mỗi phân tử nước (H2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.
b) Khái niệm chất Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
Ví dụ về chất Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880oC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
a) Lượng đổi dẫn đến chất đổi Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảytrong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết địnhbởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, V.V..
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận. thể hiện cách thức vận động và phát triển cùa sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất
Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cáh biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.
– Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.
– Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất của sự vật.
– Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Các hình thức của bước nhảy:
  • Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
  • Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
  • Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
  • Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.

b) Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng:
Chất mới của sự vật chỉ xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng, sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô tồn tại nhịp điệu sự vận động.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
 
0
0
Roy
08/08/2020 03:32:53
+2đ tặng
Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại Dưới đây là một số ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng:
  1. Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn.
  2. Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.
  3. Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.
  4. Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm (điểm nút) bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.
  5. Gọi là học sinh cấp 3 khi đó bạn đang học lớp 10, 11 hoặc 12 (lượng). Khi bạn vào đại học, chẳng ai gọi bạn là học sinh cấp 3 nữa (chất đã thay đổi).
  6. Bạn gọi là học sinh khi bạn học từ lớp 1 đến 12 nhưng vào đại học bạn được gọi làsinh viên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×