Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Rằm tháng giêng"

Viết 1 bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Rằm tháng giêng" lớp 7 tập 1 của Hồ Chí Minh.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
264
2
0
Bác Hồ kính yêu của chúng ta không chỉ là một vị lãnh tụ tuyệt vời, không chỉ là nhà quân sự tài ba, không chỉ là vị cha già của dân tộc. Mà Bác còn là một người nghệ sĩ tài năng. Một tâm hồn yêu văn chương nghệ thuật, mặc dù Bác từng nói:
"Ngâm thơ ta vốn không ham". Đó là một hồn thơ yêu thiên nhiên, yêu đát trời vạn vật. Qua bài "Nguyên tiêu" - "Rằm tháng giêng" ta sẽ hiểu rõ hơn điều ấy.
Bài thơ nguyên âm được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật chữ Hán, được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1948. Bài thơ là những cảm nhận của nhân vật trữ tình về thiên nhiên đất trời ngày rằm tháng giêng, đúng như những gì mà nhan đề tác giả đặt
Mở đầu bài thơ là hai câu thiên miêu tả bức tranh cảnh đêm rằm tháng giêng.
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên"
Dịch:
"Rằm xuân lồng lộng ánh trăng soi
Sông xuân tiếp lẫn màu trời thêm xuân"Một khung cảnh đêm xuân thi vị mở ra trước mắt. Trên cao là bầu trời đêm xuân, cao và trong với ánh trăng vàng "lồng lộng", thu tầm mắt nhìn xuống là dòng sông xuân trong vắt in bóng bầu trời. Đảo lát từ tượng hình "lồng lộng" nhấn mạnh vẻ đẹp rạng rỡ của ánh trăng vàng lung linh huyền diệu. Dường như ánh trăng ấy là đường nối giữa mặt sông và bầu trời. Chỉ một từ "tiếp" mà làm sáng bừng cả câu thơ. Câu thơ như sống động hẳn, có hồn hơn. Mùa xuân và ánh trăng bao trùm lên cả bầu trời và dòng sông. Dòng sông và bầu trời như nối liền với nhau. Tác giả có sự liên tưởng thật độc đáo từ một sự thực, tác giả có những tưởng tượng thật đẹp đẽ về thiên nhiên. Không gian dài hơn, rộng hơn, cao hơn và tràn đầy sức sống. Từ đó ta cảm nhận được tâm hồn của thi nhân đang hoà cùng cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.Trên nền bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng, con người xuất hiện thật thi vị.
"Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền."
."Một hình ảnh con người đầy lãng mạn. "Bàn việc quân" giữa dòng sông xuân. Một khung cảnh hữu tình và một công việc liên quan đến vận mệnh của đất nước. Ở hai câu thơ, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng. Con thuyền lướt nhẹ nhàng thư thái trên dòng sông sương khói phủ mờ, thể hiện như hư ảo của không gian thời gian và cảnh vật thiên nhiên. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh hữu tình thể hình sự thi sĩ, một chiến sĩ sau khi bàn bạc việc quân việc nước đã trở về trên dòng sông thơ mộng với tâm trạng thư thái, hy vọng về tương lai tươi đẹp, độc lập tự do. Ánh trăng tràn vào mạn thuyền đó không chỉ là ánh trăng thực trên cao mà đó còn là ánh trăng Cách mạng, ánh trăng của niềm tin tưởng vào tương lai hoà bình. Từ ấy ta không chỉ thấy một tâm hồn lãng mạn, trữ tình mà còn thấy cả một trái tim nhiệt huyết, tin tưởng vào Cách mạng vào chiến thắng gần kề.
Bằng biện pháp điệp từ; với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ngôn từ giàu nhạc điệu, gợi cảm cùng phong cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, kết hợp miêu tả và biểu cảm, Hồ Chí Minh đã khắc hoạ lại bức tranh trăng trên sông nước bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Qua đó ta thấy được tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ, người thi sĩ để chất chiến sĩ hoà vào chất thi sĩ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đỗ Dũng
12/11/2019 19:01:11
Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). Phiên âm chữ Hán : Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên ; Yên ba thâm xử đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Xuân Thuỷ dịch : Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nguyên văn bằng chữ Hán. Nếu chúng ta dịch nghĩa của bản phiên âm thì bài thơ ấy có thể như sau : Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất, Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân ; Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân, Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Nhà thơ Xuân Thuỷ dịch Nguyên tiêu sang thơ tiếng Việt chuyển thành thơ lục bát, thể hiện khá tốt nội dung, ý nghĩa, nhưng đã làm hao hụt phần nào âm điệu và ngôn từ của bài thơ nguyên tác. Do đó, khi đọc bài thơ, ta cần cố gắng kết hợp bản dịch thơ với nguyên tác thì mới cảm nhận chính xác vẻ đẹp của thơ Bác. Bài Nguyên tiêu viết về đề tài tả cảnh thiên nhiên, rất gần với thơ Đường. Cả những hình ảnh, từ ngữ, âm diệu, vần điệu của bài thơ cũng vậy. Đọc bài thơ, lắng nghe âm điệu và thoáng qua các chất liệu tạo vật như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền... ta có cảm giác thơ của Bác Hồ giống thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm ngủ ở bến Phong Kiều), nhất là câu cuối của hai bài. Kết bài Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế viết : "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền". Hồ Chí Minh viết: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền", về vóc dáng, hai câu thơ gần giống nhau, nhưng về cốt cách, bản chất thì khác nhau một trời một vực. Nói khác đi, bài thơ Nguyên tiêu tuy sử dụng nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới. Bác làm thơ Đường nhưng không máy móc mà đầy sáng tạo. Mỗi bài thơ của Người thể hiện tài năng và tâm hồn, trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng hài hoà phong cách người nghệ sĩ ngày nay. Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên ; (Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) Hai câu thơ đầu vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng sáng quá, đẹp quá. Bầu trời cao rộng, thoáng đãng. Trăng tròn đầy. Cả không gian tràn ngập sức sống, trải mênh mang tường như không có giới hạn. Tất cả đều tươi trẻ, dào dạt cảnh xuân. Dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả dùng điệp từ "xuân" ba lần liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ có bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không: Xuân giang, xuân..., xuân thiên mang âm hưởng bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao. Nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn dùng ngòi bút chấm phá chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng, hài hoà thống nhất với nhau, đã tạo ra một bức tranh đêm rằm tháng giêng ớ chiến khu Việt Bắc năm 1948, vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy, là một cái nhìn, một cảm hứng, một phong thái binh tĩnh, ung dung, thanh thản của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ : Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền. (Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Vị trí cuộc họp ở đâu ? Ở "yên ba thâm xứ" tức là ở "trên khói sóng nơi sâu thẳm", bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là "cuộc kháng chiến thần thánh", có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não - những người chỉ huy kháng chiến - tài ba, huyền thoại này chăng ? Cuộc họp ấy đã bàn bạc, nhận định và quyết định những điều gì, chúng ta khống biết. Song điều chắc chắn chúng ta có thể tin được là cuộc họp ấy đã thành công rực rỡ, đem lại niềm vui, niềm tin cho mọi người. Do đó, lúc tan họp, mọi người ra về giữa đêm khuya, thấy trời như sáng ra, trăng như tròn hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cả câu thơ nguyên tác lẫn câu thơ dịch đều đẹp. Những chiến sĩ kháng chiến chống ngoại xâm như được ngồi trên ánh sáng, tắm trong ánh trăng. Tất cả, ánh trăng rằm trên bầu trời Tổ quốc, con thuyền trên dòng sông quê hương và những tướng lĩnh của cuộc kháng chiến, tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh đã hoà hợp với nhau, cùng toả sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân, trong niềm lạc quan và niềm tin chiến thắng. Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của đất nước thì bài "Nguyên tiêu" vừa nối tiếp vữa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thê hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niêm tin vững chắc ở sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ, người chiên sĩ - người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoe khoắn, trẻ trung. Nhờ đó, đêm rằm tháng giêng năm 1948 ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×