a. Cốt lõi lịch sử:
– Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy không phải là lịch sử chính xác mà là sáng tác văn học dân gian về lịch sử. Truyện chứa đựng cốt lõi lịch sử: Nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương đã được dựng lên, có thành cao hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay kẻ thù.
b. Yếu tố hư cấu kỳ ảo:
– Cụ già từ phương đông lại báo tin về sứ Thanh giang – Rùa Vàng giúp An Dương Vương xây thành Ốc là nhân vật kỳ ảo, nhằm đề cao tính chất đúng đắn của việc xây thành đắp lũy. Hành động đó của nhà vua được cả thần và người ủng hộ.
– Nỏ thần làm bằng móng rùa, bắn một phát chết hàng vạn tên giặc chính là yếu tố kỳ ảo nhằm thần thánh hóa sức mạnh của vũ khí trong tay người Âu Lạc và khẳng định tinh thần cảnh giác, chuẩn bị chống giặc ngoài của An Dương Vương.
– Máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc là yếu tố kì ảo minh chứng cho tấm lòng trong trắng mà bị lừa dối của nàng. Hình ảnh đó phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và thể hiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của nhân dân đối với nàng.
– An Dương Vương cầm sừng tê theo Rùa Vàng đi xuống biển là yếu tố kì ảo thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân đối với An Dương Vương. Nhân dân thương tiếc vị vua anh dũng của mình nên không muốn ông chết. Chi tiết lòng biển bao dung đón người anh hùng trở về đã thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của họ.
c. Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy kể lại câu chuyện lịch sử ấy bằng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường:
– Hình tượng nhân vật Rùa Vàng, nhân vật An Dương Vương, nhân vật Mị Châu – Trọng Thủy… Đó là những hình tượng nhân vật chứa đầy mâu thuẫn và những mâu thuẫn ấy vừa thuộc về cá nhân vừa phản ánh được những mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc ta với kẻ thù xâm lược.
– Đó là những hình tượng nghệ thuật đặc sắc có sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và yếu tố tưởng tượng, hư cấu.