Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo em ở nước ta đã có biện pháp xử lí bùn đỏ thải ra tại các nhà máy sản xuất nhôm như thế nào để không gây ô nhiễm môi trường?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
278
1
0
Cún ♥
17/11/2019 20:57:26
Gần đây có một số báo đăng bài viết đề cập đến ảnh hưởng trên diện rộng với một bức tranh khá ảm đảm về tác động đến môi trường của các quá trình khai thác và chế biến quặng bôxit và cảnh báo tình trạng ô nhiễm môi trường khi các dự án khai thác và chế biến quặng bôxit ở Việt Nam được cấp phép đi vào hoạt động. Vấn đề đã trở nên khá nhạy cảm và gây sự lo lắng của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Vậy thực chất của vấn đề tác động môi trường của các quá trình khai thác chế biến quặng bôxit đến môi trường ra sao và mức độ ảnh hưởng của các quá trình này tại Việt Nam như thế nào.
Theo TS Nguyễn Anh, nguyên Viện trưởng Viện Mỏ - Luyện kim, trên thế giới chỉ có một vài quốc gia có nguồn quặng bôxit lớn, tập trung trong đó có Việt Nam. Úc là nước được xem như có nguồn tài nguyên loại này phong phú nhất thế giới với những mỏ bôxit lớn, rất thuận tiện cho việc khai thác, chuyên chở và xử lý quặng bôxít, và thực tế nước này đã có lịch sử lâu đời về khai thác và chế biến quặng bôxit. Các công đoạn về khai thác, chế biến quặng bôxít tại úc đã được thực hiện một cách rất bài bản, khoa học với những giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và trả lại cảnh quan cho các vùng quặng đã qua khai thác tại đây. Đây có thể được coi là hình mẫu tốt để tiến hành các dự án khai thác và chế biến quặng bôxít tại Việt Nam.
Theo TS. Nguyễn Anh, các dự án khai thác và chế biến quặng bôxít ở bất cứ nước nào, kể cả ở ôxtrâylia, cũng phải đối mặt với một số vấn đề:
- Chiếm dụng đất: Bao gồm diện tích đất để làm khai trường, hố đập, bãi chứa chất thải (chủ yếu là đất đá, quặng nghèo, quặng đuôi, bùn đỏ), đất để xây dựng các công trình, kho bãi, đường giao thông, v.v …
- Ô nhiễm do chất thải: đó là ô nhiễm do phát sinh đất đá thải, quặng đuôi, xỉ than, dầu phế liệu, khí thải. đặc biệt sự phát thải bùn đỏ (chứa sắt oxit và kiềm dư) - phần thải của công đoạn hòa tan quặng bôxit bằng kiềm trong quá trình chế biến quặng bôxit, là tác nhân ô nhiễm quan trọng nhất.
- Cân đối nhu cầu về nước: đối với những vùng mỏ chứa loại quặng bôxit cần tuyển rửa, lượng nước cần cho công đoạn rửa sẽ khá lớn. Vấn đề này sẽ càng khó giải quyết tại những khu vực thiếu nguồn nước.
Tùy từng điều kiện cụ thể, người ta đã tìm ra được các phương án giải quyết vấn đề môi trường một cách hợp lý và trọn vẹn.
Tại vùng mỏ ở Gove Paransula Northern Territory ở úc người ta đã thực hiện các dự án lớn về khai thác và chế biến quặng bôxit. Có dự án đạt công suất 2 triệu tấn nhôm oxit (alumin)/năm. Các khai trường tại đây cũng chiến diện tích hàng nghìn ha và được khai thác theo kiểu cuốn chiếu theo đúng quy hoạch. Vấn đề xử lý hoàn thổ các khai trường được triển khai rất bài bản. Tại mỏ này mỗi năm người ta đưa vào khai thác 130 ha thì cũng diện tích như vậy khai trường qua khai thác được hoàn thổ bằng đất đá đã bóc tại khu vực đang khai thác theo cấu trúc và thứ tự tương tự các lớp đất đá của cấu tạo nguyên thủy trước đây của chúng. Nhờ sự chăm sóc đặc biệt với các giống cây, giống con được chọn lọc và áp dụng, mà chỉ sau một thời gian (vài năm) vùng hoàn thổ hoàn toàn trở lại trạng thái sinh cảnh và môi trường ban đầu. Những khu vực dùng làm bãi thải bùn đỏ trong khâu chế biến quặng do chiếm diện tích không lớn nên được xử lý chống thấm nền chu đáo trước khi thải bùn, đồng thời bùn cũng được loại bớt kiềm trước khi thải. Nước lọc chứa kiềm dư được quay vòng hoàn toàn cho sản xuất của nhà máy chế biến.
Quá trình hoàn thổ các bãi thải bùn đổ đã chứng minh công nghệ được áp dụng đã giảm đến mức tối đa ảnh hưởng đến môi trường của quá trình chế biến bôxít. Với những giống cây thích hợp, được lựa chọn trồng trên lớp đất phủ của bãi thải, có thể hoàn toàn đưa cảnh quan trở lại gần trạng thái ban đầu. Lượng kiềm nhỏ còn sót lại trong đất sẽ được chuyển hóa dần theo thời gian (do chất tiết của rễ cây và tác dụng của vi khuẩn) và không ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm, nước mặt trong khu vực.
Các tác động của vấn đề giao thông, ô nhiễm bụi, cân đối nguồn nước, v.v... trong khai thác và xử lý quặng bôxít cũng tương tự như bất kỳ một ngành khai thác quặng nào khác và được tiến hành theo những quy định chung.
Trở lại vấn đề khai thác và chế biến quặng bôxít tại Việt Nam. Hiện nay tại khu vực bôxit Tây Nguyên có 6 dự án khai thác và chế biến quặng bôxít xin cấp phép với công suất alumin hàng năm cho mỗi dự án từ 300 nghìn tấn (nhỏ nhất) đến 1,9 triệu tấn (lớn nhất). Diện tích chiếm đất của các dự án từ 900 ha (nhỏ nhất) đến gần 2000 ha (lớn nhất). So sánh với diện tích 2,3 triệu ha rừng tại khu vực Tây Nguyên, thì diện tích chiếm đất của toàn bộ các dự án bôxit hiện có chỉ bằng khoảng 0,54%. Trong trường hợp các khai trường được hoàn thổ và trồng lại rừng hoàn toàn thì diện tích chiếm đất của các dự án (chủ yếu của các công trình xây dựng, đường giao thông) là không đáng kể, chỉ bằng cỡ trên dưới 0,1% so với diện tích rừng hiện có.
Theo kết quả điều tra của các chuyên gia của Viện điều tra Quy hoạch Rừng và dựa trên kết quả một số đề tài nghiên cứu liên quan trong ngành lâm nghiệp, thì ở khu vực Tây Nguyên diện tích rừng bị mất hàng năm do các hoạt động chung của con người là không dưới 2,1% (có tài liệu cho là không dưới 18,5%). So sánh với những con số này có thể thấy tác động làm mất rừng của các dự án khai thác và chế biến bôxit là không cao.
Khi xem xét khía cạnh gây ảnh hưởng đến môi trường của các chất thải từ quá trình chế biến (chủ yếu là bùn đỏ chứa kiềm gây tác động đến nguồn nước), các chuyên gia cho biết vấn đề cũng không quá bi quan nếu các cơ sở sản xuất chấp hành đúng quy định thải và hoàn thổ khi bãi thải hết dung lượng chứa.
Xuất phát từ thực tế các nước có ngành công nghiệp bôxit trên thế giới, có thể thấy vấn đề tác động đến môi trường của quá trình khai thác và chế biến quặng bôxít là có và đương nhiên. Tuy nhiên việc áp dụng các giải pháp khai thác trong việc hoàn thổ và xử lý chất thải (chủ yếu là bùn đỏ) hoàn toàn có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động này.
Nước ta là một trong những quốc gia khá hiếm hoi trên thế giới có nguồn bôxit giầu và tập trung tại khu vực Tây Nguyên, và việc khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước là việc không thể không làm. Vấn đề là ở chỗ phải tiến hành công việc như thế nào. Theo ý kiến chung của nhiều chuyên gia trong ngành hóa chất và luyện kim, Nhà nước cần sớm có các văn bản pháp lý chuyên ngành để hướng dẫn cho chủ đầu tư các dự án thực hiện đúng các quy định đề ra. Các nhà đầu tư cần nhìn thẳng vào vấn đề, coi các vấn đề môi trường (chủ yếu là hoàn thổ, xử lý bùn thải) là một phần không thể thiếu trong các dự án và có tránh nhiệm tạo nguồn kinh phí để tiến hành những công việc này trên cơ sở đưa kinh phí hoàn thổ và xử lý môi trường vào giá thành sản phẩm.
Nhà đầu tư cũng cần có cam kết với Nhà nước, với cộng đồng địa phương và có trách nhiệm thực hiện các cam kết về môi trường theo quy định.
Các dự án cũng cần được đầu tư tập trung, có chọn lọc, thực hiện dứt điểm và có kế hoạch thực hiện theo đúng quy trình đã định. Ngoài ra mỗi dự án cần thiết phải có đánh giá tác động môi trường (§TM) chất lượng cao; công nghệ áp dụng trong khai thác và chế biến quặng bôxít cũng phải là các công nghệ hiện đại, phù hợp. Có như vậy việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên bôxít quý giá ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả cao, góp phần vào công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, đồng thời vẫn đảm bảo tốt việc bảo vệ rừng và giữ cho môi trường sinh thái khu vực Tây Nguyên ổn định, bền vững

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×