bài thơ “Hành lộ nan ” của Lý Bạch.
Đường đi khó
(Hành lộ nan)
Lý Bạch (701 - 762)
Cốc vàng, rượu trong, vạn một đấu,
Mâm ngọc, nhắm quý, giá mười ngàn.
Dừng chén, ném đũa, nuốt không được.
Rút kiếm, nhìn quanh, lòng mênh mang!
Muốn vượt Hoàng Hà, sông băngđóng!
Toan lên Thái Hàng, núi tuyết phơi!
Lúc rỗi buông câu hờ khe biếc
Bỗng mơ thuyền lướt cạnh mặt trời!
Đường đi khó !Đường đi khó!
Nay ở đâu ? Đường bao ngả!
Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày,
Treo thẳng buồm mây vượt biển cả !
Bài làm
Lý Bạch (701 - 762) là một trong những nhà thơ lớn nhất đời Đường. Năm 25 tuổi, mang thanh kiếm và khí phách hiệp sĩ, ông đi chu du khắp mọi chân trời; nơi nào có thắng cảnh là ông tìm đến. Năm 742 ông mới được tiến cử vào Trường An. Vua Đường Minh Hoàng đãi ông như một vị “thanh khách ” để tô điểm cuộc sống xa hoa hưởng lạc của mình. Ba năm sau, Lý Bạch chủ động xin rời khỏi kinh đô, tiếp tục ngao du sơn thủy.
Lý Bạch làm bài thơ “Đườngđi khó” (Hành lộ nan) vào năm 744 ngay sau lúc rời khỏi cung đình và trước lúc giã biệt Trường An. Chùm thơ "Hành lộ nan ” gồm có 3 bài, đây là bài thơ thứ nhất, bài có giá trị tư tưởng lành mạnh nhất, tích cực nhất. "Hành lộ nan ” vốn là tên một ca khúc xưa, thường dùng để viết về những sự trắc trở hoặc nỗi khổ li biệt trong cuộc đời. Bài thơ của Lý Bạch được viết bằng bút pháp lãng mạn, thể hiện cái hùng tâm và tráng chí của một thi nhân kiếm khách.
Bài thơ viết theo thể “hành”, gồm có 12 câu, được chia làm 3 phần, mỗi phần nói lên một thứ khó khăn trên đường đời. Mỗi phần có 4 câu, cấu trúc giống nhau: 2 câu trên nói về khó khăn trắc trở trên đường đòi, hai câu dưới nói về thái độ ứng xử của kẻ sĩ.
Khổ thơ đầu nói lên một cái “khó”, một thứ “khó” trên đường đời, đã mấy ai dễ vượt qua? Cảm hứng thơ khơi nguồn từ một thi liệu cổ: “Nhìn cơm không nuốt được - Rút gươmchém cột dài ngậm ngùi”. Lý Bạch đã tạo nên một vần thơ với 4 hình ảnh tượng trưng đầy ý nghĩa:
"Cốc vàng, rượutrong, vạn một đấu
Mâm ngọc, nhắm quý, giámười ngàn"
“Cốc vàng, rượu trong, mâm mọc, nhấm quý” là những thức ăn ngon, những vật dụng quý hiếm, đắt tiền, sang trọng. Ngày xưa chí có các bậc vua chúa mới có, các đại gia mới được hướng. Trong bài thơ này, nó tượng trưng cho bả vinh hoa phú quý, cái danh lợi vật chất ở đời. Hai câu thơ song hành, thủ pháp thậm xưng cực tả cái cao sang: rượu ngon một đấu giá hàng vạn, nhắm quý giá mười ngàn. Tương phản với cái cao sang ấy là một thái độ phú định quyết liệt:
“Dừngchén, ném dũa, nuốt khôngđược,
Rút kiếm, nhìn quanh, lòngmênh mang"
"Nuốtkhông được " biểu hiện một nỗi niềm u uất pha nhiều chua chát, cay đắng. Cái cử chỉ: “dừng chén, ném đũa", cái hành động "rút kiếm nhìn quanh...”, là thái độ phủ định quyết liệt của kẻ sĩ chân chính: “phú quýbất năngdâm”.Câu thơ cho thấy một nhân cách cao đẹp: coi thường danh lợi, xa lánh bọn quyền quý giàu sang. Không chỉ là “Lưng khôn uốn, lộc nên từ” mà còn là một tâm thế: thích sống cuộc đời tự do, phóng khoáng, với lưỡi gươm hiệp sĩ vung lên muốn đi đến mọi chân trời xa rộng. “Lòngmênh mang” của kẻ sĩ là một tâm hồn bay bổng mang chí khí hải hồ, phi thường.
Năm 744, Lý Bạch từ giã lầu son gác tía, nơi cung đình mang thanh kiếm hiệp khách lên đường cho thỏa chí 4 phương nói lên nhân cách cao đẹp của ông. Sự cám dỗ vật chất, của "rượu trong, nhắm quý"... đâu phải ai cũng vượt qua được? Các động từ trong hai câu thơ thứ 3, 4 này nói lên nhân cách và sức mạnh tinh thần của Lý Bạch để vượt qua một thứ “khó”, một mê lực đường đời: “dừng chén, ném đũa, nuốt không được - Rút kiếm, nhìn quanh, lòng mênh mang”. Trong một bài thơ khác, ông cũng nói lên cái “chí" của mình, cách ứng xử của mình trước mọi cám dỗ vật chất:
“Dễđâu cúi đầugãy lưng phụngquyền quý
Khiến ta chẳng được mặt mày tươi ”
(Câu thơ dịch nghĩa)
Bốn câu thơ tiếp theo nói lên một cái “khó" thứ hai của đường đi, đường đời. Đó là những khó khăn khách quan, những gian khổ, chồng chất to lớn:
"Muốn vượt HoàngHà, sông băng đóng!
Toan lên Thái Hàng, núi tuyết phơi! ”
Hoàng Hà, Thái Hàng là sông rộng núi cao, những trởlực, những khó khăn đâu dễ vượt qua. Khó khăn càng nhân lên nhiều lần đáng sợ, để thử thách chí khí con người: sôngđã đóng băng, núi đã phơi đầy tuyết. "Muốn vượt”, muốn "toan lên ”, muốn băng qua đâu dễ, phải có nghị lực, có quyết tâm, có bản lĩnh phi thường. Cấu trúc 2 câu thơ song hành, hình tượng kì vĩ mang tính chất tượng trưng đặc sắc.
Trước cái "khó ” này, Lý Bạch đã có một cách ứng xử tích cực:
"Lúc rỗi buông câu bờ suối biếc,
Bỗng mơ thuyền lướt cạnh mặt trời ”
Đây là hai câu thơ đẹp và hay. Câu 7 mang màu sắc lãng mạn mà giàu chất trí tuệ, nêu lên một cách ứng xử thông minh. Có khó khăn quá lớn, trước mắt chưa khắc phục được, chưa vượt qua được thì phải kiên nhẫn, chờ thời cơ. Ý thơ mở ra một trường liên tưởng về điển tích lịch sử: những Lã Vọng, Y Doãn... xa xưa. Người thì đã 80 tuổi còn ngồi câu bên bờ sông Vị, gần 10 năm trời mới gặp được Văn Vương để đem tài năng lỗi lạc ra phò đời cứu nguy, an dân, hưng quốc, kẻ thì đợi vua Thang, đã bao đêm nằm mơ thấy mình "cưỡi thuyền đến bên thái dương”. Biết kiên nhẫn chờ thời cơ, nhưng chí không nan, ước mơ, chí hướng vẫn bền: "Bỗng mơ thuyền lướt cạnh mật trời”. Hình tượng thơ tráng lệ nói lên tâm hồn lãng mạn và khí phách hào hùng của Thi tiên Lý Bạch.
Tóm lại, bốn câu thơ trong phần 2, Lý Bạch chí rõ phải sáng suốt và kiên nhẫn đón chờ thời cơ, phải giữ vững mục tiêu đi tới trên đường đời, đó là hướng “mật trời ” ở phía trước!
Bốn câu thơ cuối, giọng thơ vang lên dồn dập, mạnh mẽ. Cấu trúc câu thơ biến hóa: có điệp cú, điệp khúc, có câu cảm thán, câu hỏi tu từ. Cách ngắt nhịp 3/3 trong câu thơ chữ Hán cũng như trong câu thơ dịch có tác dụng gợi tả những chặng đường khó khăn trùng điệp nối tiếp hiện ra và thể hiện quyết tâm của người đi đường đầy hùng tâm, tráng chí:
"Hành lộ nan! Hành lộ nan!
Đa kì lộ, kim an tại? ”
Nhiều ngả đường ngược xuôi, bao ngả đường quanh co trắc trở? Dễ mất phương hướng! Dễ lạc lối! Có thể rơi vào cạm bẫy "Ma đưa lối, quỷ đưa dường”. Cái khó khăn này thật ghê gớm! Và chí có thể:
"Cưỡi gió phá sónghẳn có ngày,
Treo thẳng buồm mây vượt biển cả! ”
Thơ giàu hình tượng. Lộ trình xa lắc, mênh mông: vượt biển cả, vượt trùng dương. Phải có sức mạnh và chí lớn phi thường: "Cưỡi gió, phá sóng”, phải có “cánh buồm mây ” mang tầm vóc vũ trụ. Có thế mới đi tới, mới bay tới mọi chân trời, mới thực hiện được lí tướng, ước mơ của mình. Ý thơ hào hùng, toát lên sức mạnh và niềm tin ngời sáng!
Tóm lại, bài thơ ‘Đườngđi khổ ” của Lý Bạch có giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Cảm hứng lãng mạn dào dạt. Tứ thơ đa dạng, phong phú, tầng tầng lớp lớp. Đường đời vừa dằng dặc vừa đẩy thử thách, cạm bẫy. Có khó khăn xã hội làm cho con người bị biến chất, thoái hóa. Có khó khăn thiên nhiên dễ làm cho ta nản chí, an phận thủ thường. Hình ảnh một con người giàu nhân cách, vô cùng sáng suốt, có bản lĩnh và niềm tin mãnh liệt dám đương đầu với mọi thử thách, dũng mãnh vượt qua mọi khó khăn trên đường đời để thực hiện ước mơ, lí tưởng cao đẹp của mình - là một hình ảnh tuyệt đẹp. Lý Bạch đã lựa chọn một hệ thống hình tượng kì vĩ, mang ý nghĩa tượng trưng và giọng thơ hùng mạnh để làm nổi bật chủ đề “đườngđi khó ” và nêu lên cách vượt khó.
Tư tưởng bài thơ sâu sắc, tích cực. Lý Bạch đã nêu lên cho mọi người một bài học mà lúc nào ta cũng cảm thấy mới mẻ. Lộ trình của chúng ta đi tới thế kỉXXI đâu chỉ toàn hoa thơm trái ngọt mà có nhiều "băng đóng, tuyết phơi”. Vì thế, tuổi trẻ phải có sức mạnh đểvượt qua: sức mạnh của chí khí, sức mạnh của trí tuệ, sức mạnh của niềm tin giành thắng lợi!