1. Ngoại ngữ
Bất kể nói về cách mạng công nghiệp 3.0 hay thời đại 4.0 thì tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu vẫn sẽ thống lĩnh trên các mặt trận kinh tế, xã hội trên thế giới. Nếu không thành thạo nó, bạn không thể nào vượt ra khỏi “chữ S” Việt Nam. Trong khi đó, công việc đang có xu hướng mở rộng ra ngoài thế giới. Vậy nên, nếu không có tiếng Anh, bạn làm sao có thể tiếp cận được các cơ hội như thế?
Hơn bao giờ hết, bạn cần xem việc học tiếng Anh giống như rèn luyện 1 kỹ năng “sống còn như bơi lội”, chứ không còn là một “môn học” trong trường lớp. Nghĩa là phải làm sao để ngôn ngữ này được thực hành thường xuyên trong thực tế cuộc sống, công việc của bạn.
Muốn vậy, bạn không thể suốt ngày cặm cụi với đống ngữ pháp, văn phạm hoặc thậm chí tham gia hết khoá giao tiếp này đến khoá giao tiếp khác, rồi bạn nghỉ, bạn không thực hành thường xuyên, bạn lại lãng quên đi những thứ mình đã học.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (VNUK) là cơ sở giáo dục đại học công lập quốc tế thuộc Đại học Đà Nẵng ra mắt vào ngày 02/10/2014. Được thành lập theo thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Vương quốc Anh. Quyết định nhằm phát triển một trường đại học đẳng cấp quốc tế tại Đà Nẵng – Đại học Việt Anh.
Tại VNUK, các chương trình đào tạo đều được xây dựng theo tư vấn của Đại học Aston, đối tác chiến lược của VNUK tại Anh quốc. Chương trình học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với 30% thời lượng được giảng dạy bởi giảng viên người nước ngoài. Sinh viên học tập tại VNUK được học tập trong môi trường đạt chuẩn quốc tế. Tại đây, sinh viên VNUK được tiếp xúc, rèn luyện và sử dụng tiếng anh như một thói quen. Ngoài những giờ học, sinh viên VNUK được giao lưu kết bạn với bạn bè quốc tế, là những sinh viên trao đổi, thực tập sinh đến từ Anh quốc, Hungary, Nhật Bản…..
Sinh viên VNUK tự tin hoà nhập trong môi trường quốc tế Không những thế, VNUK có mối quan hệ thân thiết với các trường đại học liên kết tại Hàn Quốc, Anh Quốc… Đó là lý do sinh viên 2 trường thường xuyên có những chuyến thăm hỏi lẫn nhau tại trường bạn. Đây là cơ hội giúp sinh viên được giao lưu kết bạn quốc tế, hiểu hơn về văn hoá các đất nước trên thế giới và hơn hết cải thiện khả năng ngoại ngữ một cách đáng kể. Sinh viên VNUK tự tin tham gia các chuyến thực tập ngắn hạn tại nước ngoài, có thể nói đây là điều mà rất rất ít sinh viên làm được hiện nay.
Sinh viên VNUK tham gia thực tập 6 tháng tại Hàn Quốc
2. Kỹ năng Tư duy phản biện ( Critical Thinking)
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng gần đây tư duy phản biện mới thật sự được quan tâm tại Việt Nam. Nó cũng chính là một điểm yếu “chết người” mà rất nhiều người mắc phải. Nói một cách dễ hiểu, khi bạn không có tư duy (tinh thần) phản biện, bạn làm việc như một cái máy, bạn lắng nghe như một con robot. Sếp nói gì bạn làm nấy. Trong cuộc thảo luận, bạn chỉ biết nghe ý kiến của người khác, sau đó làm theo mà không có lập trường hay ý kiến của riêng mình.
Trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0, bạn không thể như 1 cái máy. Bạn phải có ý kiến, quan điểm, tư duy, sự sáng tạo của riêng mình.
Hiểu một cách đơn giản, bạn phải có tư duy chất vấn, đóng góp, phản biện (phản bác) lại những gì bạn cho là có thể khác, có thể có cách giải quyết khác.
Việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết, bởi nhờ có tư duy phản biện, bạn sẽ hình thành thói quen, biết cách tiếp cận vấn đề đa chiều, linh hoạt; có khả năng quan sát, phân tích và nhìn nhận thấu đáo, từ đó dễ thích nghi trước mọi đổi thay trong cuộc sống, công việc.
TS Nguyễn Thị Mỹ Hương – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (VNUK – ĐH Đà Nẵng) nhận xét: “Sẽ là không đủ nếu trường ĐH chỉ trang bị một số kỹ năng nghề nghiệp bởi các yêu cầu kỹ năng từ nhà tuyển dụng có thể thay đổi theo thời gian khi công nghệ cũng như thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng. Có thể thấy điều này dễ dàng qua top 10 kỹ năng nghề nghiệp được điều chỉnh qua mỗi 5 năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Trong khi đó, với tư duy cởi mở, tinh thần sẵn sàng học hỏi, thái độ chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm về bản thân và đối với xã hội, người lao động sẽ dễ dàng thích nghi trong mọi bối cảnh thay đổi của thị trường lao động”
Theo TS Nguyễn Thị Mỹ Hương, để trang bị và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, bảo đảm có việc làm tốt sau khi tốt nghiệp đòi hỏi nỗ lực liên tục của SV trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như sự hỗ trợ tích cực của nhà trường và doanh nghiệp. “Sự kết nối và hỗ trợ của doanh nghiệp với cơ sở giáo dục ĐH trong hình thành và tích lũy kỹ năng nghề nghiệp cho SV phải được thực hiện sớm, ngay từ năm thứ nhất.
Trong phỏng vấn tuyển dụng, các doanh nghiệp thường yêu cầu người ứng tuyển phải có kinh nghiệm và điều này thường hay bị phản ứng là SV mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm. Nhưng chúng tôi nghĩ khác, SV có cơ hội tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm trong suốt 4 năm học ĐH thông qua cách thức học tập dựa trên công việc thực tế. Vị trí công việc của các tân kỹ sư, tân cử nhân sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm mà các bạn có được trong 4 năm làm SV” – TS Mỹ Hương chia sẻ.
Ngay từ năm thứ nhất, SV của VNUK được trang bị kỹ năng nghề nghiệp trong một số học phần cơ bản như giao tiếp, máy tính, làm việc nhóm và tự tạo động lực (thuộc học phần Lập kế hoạch phát triển bản thân), kỹ năng tự học, quản lí thời gian, tìm kiếm thông tin phục vụ học tập (thuộc học phần Kỹ năng học thuật). Đây là những yếu tố để đảm bảo SV có khả năng tiếp thu kiến thức và phát triển nền tảng nghề nghiệp trong giai đoạn sau này. Các kỹ năng này tiếp tục được nâng cao, tích hợp kỹ lưỡng vào từng học phần chuyên ngành trong giai đoạn tiếp theo.
3. Kỹ năng sáng tạo ( Creative Skill)
Cũng giống như sự tự tin, sáng tạo là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi, phát triển kỹ năng.
Có khả năng sáng tạo, bạn sẽ bẻ gãy tư duy đóng khung (fixed mind), luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Sinh viên VNUK luôn được hỗ trợ tối đa để được sáng tạo, phát triển bản thân một cách toàn diện thông qua nhiều hoạt động ngoại khoá, hoạt động được tích hợp trong chương trình giảng dạy…
Tại VNUK, nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy cũng như các dịch vụ hỗ trợ. Cụ thể, về nội dung chương trình giáo dục khởi nghiệp, VNUK áp dụng nội dung tích hợp gồm hai cấu phần là Tư duy thiết kế và khởi nghiệp tinh gọn. Học phần khởi nghiệp được giảng dạy trong năm 1 cho sinh viên tất cả các khối ngành gồm Kinh doanh quốc tế, Khoa học Y sinh và Khoa học và Kỹ thuật máy tính. Việc giảng dạy được triển khai kết hợp một phần lý thuyết còn phần lớn dành cho việc thực hành. Sinh viên tiếp xúc với đối tượng khách hàng mục tiêu trong suốt quá trình phát triển dự án. Kết thúc học phần, các nhóm trình bày dự án trước các chuyên gia mời từ vườn ươm doanh nghiệp, các công ty khởi nghiệp trên địa bàn, các chuyên gia về khởi nghiệp.
Ngoài việc giảng dạy, VNUK cũng tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp về khởi nghiệp trong sinh viên, trong học sinh THPT trên địa bàn thành phố, tạo môi trường cho sự trao đổi về ý tưởng giữa học sinh sinh viên và giảng viên, nâng cao kinh nghiệm và năng lực cho giảng viên trong việc tư vấn, huấn luyện, từ đó nâng cao khả năng hỗ trợ khởi nghiệp của đội ngũ giảng viên tại VNUK. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình giáo dục đổi mới sáng tạo trong trường đại học mà VNUK luôn chú trọng phát triển.
4. Kỹ năng nghề nghiệp
Doanh nghiệp thường yêu cầu tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm, chính vì vậy nhiều sinh viên ra trường thường không đáp ứng được. Trái lại, nhiều sinh viên mới ra trường nhưng đã có bản CV đẹp với kinh nghiệm khá “dày”, họ nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp khi còn ở đại học.
Chia sẻ về sự tham gia của các doanh nghiệp trong hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho SV, TS Mỹ Hương nhận định: Các kỹ năng nghề nghiệp không chỉ được theo dõi phát triển trong môi trường học đường mà được song hành với quá trình làm việc thực tiễn trong quá trình học đại học thông qua các công việc như cộng tác viên, làm việc bán thời gian, thực tập sinh… các vị trí công việc cũng được tư vấn để SV có thể tích lũy kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp theo thời gian.
Ngay khi nhập học, SV của VNUK đã được hỗ trợ để tham gia làm việc 1 tháng tại các doanh nghiệp nhỏ, các dự án khởi nghiệp với những công việc đơn giản nhất nhằm bước đầu phát triển kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, quản lí thời gian… Sau 1 năm học tập, vào mùa hè, SV có thể đăng kí để được hỗ trợ làm việc trong các doanh nghiệp với những vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng phức tạp hơn, cứ như vậy cho đến khi các bạn tốt nghiệp chương trình đại học.
“Để doanh nghiệp nhận SV khi các em chưa được trang bị kỹ năng và kiến thức chuyên môn đầy đủ thì cơ sở giáo dục phải có sự chuẩn bị tốt cho SV về thái độ làm việc và trách nhiệm để thích ứng với thực tế công việc. Ngoài bộ phận hỗ trợ SV thực tập, VNUK còn xây dựng cho SV một bộ hồ sơ tương tự như CV để bộ phận quản lý nhân sự các đơn vị tiếp nhận SV nhận xét, đánh giá quá trình tiếp cận và kiến tập, thực tập của SV tại doanh nghiệp. VNUK sẽ tiếp nhận phản hồi của doanh nghiệp, đánh giá lại những gì chưa được và việc này sẽ được làm liên tục, xuyên suốt từ năm thứ nhất đến năm thứ 4” – TS Mỹ Hương cho biết.
Bài viết có sử dụng nguồn tham khảo từ sicquangtrung, tienganhtongluc, vanlanguni
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng (VNUK) Là một trong những thành viên của Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh được xây dựng dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Anh quốc nhằm quốc tế hóa đại học công lập Việt Nam theo chủ trương của Chính phủ. VNUK tự hào là trường ĐẠI HỌC CÔNG LẬP QUỐC TẾ đầu tiên và duy nhất tại Miền Trung. Chúng tôi cam kết đem lại cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất, cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc và giúp các em sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước cũng như nước ngoài. Các chương trình đào tạo đều được xây dựng theo tư vấn của Đại học Aston, đối tác chiến lược của VNUK tại Anh quốc, được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với 30% thời lượng được giảng dạy bởi giảng viên người nước ngoài. Sinh viên học tập tại VNUK được tập trung phát triển tư duy toàn cầu, thái độ chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn nên nhờ đó có thể sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước và quốc tế