Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè qua những hình ảnh thơ như thế nào? Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên đó?

Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè qua những hình ảnh thơ như thế nào? Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên đó? 
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
295
1
0
Nguyễn Minh Vũ
23/11/2019 18:44:47
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.
Bài thơ "Cảnh ngày hè" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:
"Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông"
Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.
Bài thơ "Cảnh ngày hè" đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
光藤本
23/11/2019 18:44:50
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.
Bài thơ "Cảnh ngày hè" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:
"Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông"
Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.
Bài thơ "Cảnh ngày hè" đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.
1
0
Nguyễn Minh Vũ
23/11/2019 18:45:00
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), vị anh hùng dân tộc, "tấm lòng sáng tựa sao Khuê" (lời vua Lê Thánh Tông) dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nguôi tâm nguyện hướng về dân về nước. Ngay cả khi bị nghi kị, phải lui về quê ngoại Côn Sơn, ông vẫn bộc bạch nỗi lòng tha thiết cháy bỏng trong cuộc sống tưởng như chỉ biết vui vầy cùng mây núi cỏ cây. Nỗi lòng ấy bộc lộ rõ nét trong chùm thơ 61 bài Bảo kính cảnh giới. Đặc biệt, bài thơ số 43 chan chứa bao khát vọng hướng đến cuộc đời, nhân dân.
Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) lấy những bài học từ thiên nhiên vĩ đại để nhà thơ soi chiếu lòng mình. Ta không chỉ gặp tấm lòng yêu thiên nhiên của một nghệ sĩ lớn mà còn thấu hiểu tâm sự của người anh hùng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm "ưu quốc ái dân". Suy ngẫm và cảm xúc của nhà thơ giúp chúng ta hình dung một nhân cách lớn.
Bài thơ bắt đầu bằng hoàn cảnh hưởng nhàn bất đắc dĩ:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường"
Nhịp thơ thật lạ lùng như kéo dài cảm giác của một ngày "ăn không ngồi rồi": tạo điểm nhấn ở một nhịp đầu tiên, sau đó là năm chữ nối thành một hơi thở như tiếng thở dài. Rõ ràng nhà thơ nói về việc hóng mát mà không hề đem lại cảm nhận nhàn tản thật sự. Hai chữ ngày trường lại hiện ra bao nỗi chán chường của một ngày dài vô vị. Hưởng nhàn mà không hề thư thái! Có thể đó sẽ là khởi nguồn cho bao nỗi bực dọc trút ra của con người bất đắc chí. Thế nhưng, tất cả tâm tư đã dồn nén lại khi nhà thơ đối diện với một thiên nhiên mãnh liệt đầy sức sống:
"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"
Ba câu thơ đem lại một bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, cùng những hình ảnh đặc trưng của không gian mùa hè. Trước hết, đó là hòe buông sắc lục như một chiếc lọng khổng lồ bao trùm lên cảnh vật, tạo cảm giác về một không gian xanh. Cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Trãi luôn có sức bao quát, vừa gợi sức sống của không gian trong động từ đùn đùn, vừa gợi cảm giác phóng khoáng trong một chữ rợp. Tầm nhìn trải từ gần ra xa, theo quy luật đăng đối ở hai câu tả thực, khéo léo đan cài sắc đỏ của thạch lựu trước hiên nhà cùng sắc hồng của ao sen. Câu trên tả sắc, câu dưới gợi hương. Thiên nhiên ấy cũng chứa chan bao cảm xúc, lúc dịu nhẹ lan tỏa lúc bừng bừng phun trào. Để rồi cuối cùng đọng lại cảm giác man mác tiếc nhớ làn hương thanh thoát của sen hồng lúc cuối hè. Phải là một người có tâm hồn tinh tế mới cùng một lúc diễn tả được nhiều cảm giác trong chỉ vài ba câu thơ cô đọng. Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy, nhà thơ dường như cũng nguôi ngoai bao nỗi niềm bực dọc, để lòng mình hòa cùng thiên nhiên đầy sức sống.
Không chỉ nhìn bằng mắt mà Nguyễn Trãi còn trải lòng lắng nghe những thanh âm muôn vẻ của thiên nhiên:
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Có một sự chuyển đổi cảm xúc trong cách lắng nghe những âm thanh của cuộc sống. Giờ đây, những thanh âm lại được cảm nhận từ xa đến gần, từ lao xao đến dắng dỏi. Thiên nhiên không hề tĩnh lặng u trầm trong thời điểm chiều buông mà trái lại rất sôi động và gần gũi với tấm lòng thiết tha yêu sự sống của nhà thơ. Lao xao là âm thanh gợi rõ cuộc sống thanh bình của những người dân chài, cảnh mua bán tấp nập mà không quá ồn ào để khuấy động không gian hưởng nhàn của nhà thơ. Dường như Nguyễn Trãi dã chủ động hướng lòng mình về với chợ cá, làng ngư phủ để thấy bản thân không xa với đời thường. Âm vang cuộc sống thực ấy tạo thành mối dây liên hệ giữa nhà thơ với nhân dân, mang lại niềm vui xôn xao trong một buổi chiều dễ tạo cho nhà thơ nỗi buồn, cấu trúc đăng đối đã tạo nên sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên trong sự cân xứng làng ngư phủ - bóng tịch dương mang đậm sắc thái trang trọng cổ điển. Nghệ thuật tương phản tạo nên một cảm hứng hết sức mới mẻ trong thơ Nguyễn Trãi khi ấn tượng ám ảnh nhà thơ không phải ánh tịch dương ảm đạm mà lại là âm thanh dắng dỏi cầm ve. Sự liên tưởng bất ngờ và độc đáo này đã chứng tỏ rõ phẩm chất nghệ sĩ của Nguyễn Trãi. Tiếng ve đặc trưng của mùa hè đến cùng Nguyễn Trãi lại như một bản đàn mạnh mẽ, rạo rực hối hả nhịp sống căng tràn của thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên sống động ấy đã hàm chứa một nội dung thông điệp thẩm mĩ đánh động tâm tư của nhà thơ. Bản thân ông có muốn lánh đời thoát tục, ngắm ánh tịch dương, giam mình trong lầu kín cũng không thể không nghe, không thấy bao vẻ đẹp thiên nhiên tươi tắn rộn rã chung quanh. Thiên nhiên ấy xôn xao hay chính tấm lòng của nhà thơ cũng đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống? Cuộc sống của ông không phải của ẩn sĩ lánh đời mà chính là phản chiếu của tâm hồn yêu đời thiết tha, vẫn đón nhận thưởng thức được niềm vui cuộc sống thanh bình để quên đi nỗi riêng tư sầu muộn.
0
1
Phạm Minh Thắng
23/11/2019 18:45:06
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.
Bài thơ "Cảnh ngày hè" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:
"Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông"
Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.
Bài thơ "Cảnh ngày hè" đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.
1
0
Nguyễn Minh Vũ
23/11/2019 18:45:18
Nguyễn Trãi, vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, là một con người tài năng kiệt xuất. Ông không chỉ để lại di sản phong phú về các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn khẳng định tài năng của mình qua sự nghiệp văn chương đồ sộ. Có thể nói, ông là người khởi đầu cho nền thơ cổ điển bằng tiếng Việt qua tập thơ Nôm "Quốc âm thi tập" nổi tiếng. Bài "Cảnh ngày hè" là một bài trong số đó, nơi mà tác giả đã gửi gắm mọi tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của mình:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương."
Bài thơ được sáng tác vào khoảng thời gian Nguyễn Trãi về ở ẩn ở Côn Sơn. Ông tạm thời xa lánh chốn kinh đô tấp nập để về với thiên nhiên trong trẻo, an lành nơi dân dã; để rồi ghi lại cảm xúc phấn chấn của mình trước cảnh vật mùa hè tưng bừng sức sống và kín đáo gửi gắm khát vọng dân giàu, nước mạnh vào bài thơ
Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên ngày hè:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"
Câu lục ngôn mở đầu giới thiệu hoàn cảnh sống và tâm trạng của nhà thơ lúc bấy giờ:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường"
Về hình thức, đây là sự phá cách, cách tân táo bạo trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Phần đề có hai câu, nay chỉ còn một câu, lại là câu lục ngôn. Bên cạnh đó, nhịp thơ 1/2/3 chậm rãi phản ánh tư thế ung dung, tự tại vốn có của tác giả. Chữ "Rỗi" tách riêng thành một nhịp thể hiện sự nhàn nhã của ông, một người luôn luôn bận rộn với việc nước, việc dân. Đây là lúc ông được sống ung dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng mơ ước. Tác giả ngồi "hóng mát" trong cảnh "ngày trường". "Ngày trường" là ngày dài. Đây là cảm giác về thời gian của người sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Với con người bận rộn, luôn muốn cống hiến như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy càng thể hiện rõ hơn hết. Ông rơi vào hoàn cảnh phải "hóng mát" hết ngày này qua ngày khác trong khi đất nước đang gặp khó khăn, rơi vào tâm trạng "bất đắc chí". Một nụ cười chua chát của Nguyễn Trãi như hiện lên đằng sau câu thơ ấy... Việc đặt thanh bằng ở cuối câu là một sự cách tân mới khiến câu thơ nghe như tiếng thở dài nhưng không giống lời than thở, đồng thời thể hiện tâm hồn luôn rộng mở để đón nhận thiên nhiên và cuộc sống xung quanh của nhà thơ
Dường như, chỉ có vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của cảnh vật mới có thể tạm xua đi nỗi phiền muộn vương vít trong tâm hồn tác giả. Ông mở lòng với thiên nhiên:
"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"
Thiên nhiên dưới nét bút của Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh quê tươi khỏe, hài hòa và tràn đầy sức sống. Cây hòe với "tán rợp giương", xanh um, trong khi cây lựu nở đầy những bông hoa "phun thức đỏ" và sen hồng thì "tiễn mùi hương". Sức sống trong cây đang "đùn đùn" dâng lên cành, lên hoa, lên lá. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn bóng mát vào cả tâm hồn thi sĩ.. Với cách miêu tả từ gần đến xa bằng nhiều giác quan, màu sắc sinh động, hài hòa, kết hợp với các động từ mạnh, từ láy, bốn câu thơ đầu đã tái hiện được bức tranh thiên nhiêu mùa hè sinh động, căng tràn nhựa sống, đồng thời thể hiện được tình yêu thiên nhiên của nhà thơ
Nếu bốn câu thơ trên, Nguyễn Trãi chỉ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của vùng quê thôn dã thì ở hai câu thơ tiếp theo là vẻ đẹp thanh bình của bức tranh cuộc sống:
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Từ tượng thanh "lao xao" đặt trước hình ảnh "chợ cá" làm nổi bật không khí nhộn nhịp của "làng ngư phủ", đó là tiếng trao qua đổi lại, ồn ã tiếng nói tiếng cười. Hay tiếng ve kêu "dắng dỏi" như tiếng đàn bỗng vang lên trong "lầu tịch dương" báo hiệu chấm dứt ngày hè ở vùng quê. Tất cả những âm thanh ấy hòa lẫn vào nhau tạo nên bức tranh âm thanh sinh động, náo nhiệt, nó là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù, chân chất. Cảnh vật, thiên nhiên vào cuối ngày thật yên vui, thanh bình, nhưng cuộc sống thì không dừng lại...
Cỏ cây, hoa lá, con người đầy sức sống khơi dậy trong lòng nhà thơ cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng. Đó là tấm lòng ưu ái của ông đối với dân với nước, một tình yêu cuộc sống, yêu con người:
"Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
"Ngu cầm", điển tích về cây đàn của thời vua Nghêu, vua Thuấn, là thời đại thái bình thịnh trị trong lịch sử Trung Hoa cổ, được tác giả mượn để nói lên ước muốn của ông: "dẽ có" được trong tay cây đàn ấy, đàn một tiếng để dân chúng đều được giàu có, no đủ. Ẩn sau khát vọng ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quan thần tham bạo ở triều đình đương thần không còn nghĩ đến dân, đến nước. Vậy mới thấy, dù sống trong tâm trạng "bất đắc chí", Nguyễn Trãi vẫn cảm nhận được cuộc sống thường ngày, gắn bó với thực tế, không nguôi ngoai nỗi niềm dân nước. Ông luôn khát khao được đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. Câu thơ sáu chữ ngắn gọn, súc tích, nhịp 3/3 đã tạo âm hưởng mạnh mẽ, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ.
Việt hóa thơ Đường luật, sáng tạo thơ thất ngôn xen lục ngôn, vận dụng những hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh vào cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người, bài thơ đã vẽ nên một bức tranh mùa hè vui tươi, đầy sức sống, qua đó nhà thơ gửi gắm lòng yêu mến quê hương đất nước, hoài bão giúp nhân dân xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
"Cảnh ngày hè" không chỉ tiêu biểu cho "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi mà còn là một trong những bông hoa chữ Nôm của nền văn học Việt Nam. Bằng cách sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, bài thơ đã làm toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước cũng như vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi, thể hiện rõ tư tưởng yêu nước thương dân và tinh thần sống có trách nhiệm với dân với nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×