Bài thơ “Bầu trời vuông” của Nguyễn Duy trong chùm thơ đoạt giải nhất cuộc thi thơ1972-1973 của Tuần báo Văn Nghệ. Ngay tên bài thơ đã thấy lạ: làm gì có bầu trời vuông? Thế mà có đấy. Ai từng mang ba lô con cóc ra chiến trường những năm đánh Mỹ đều biếtđến tấm tăng: một tấm ni-lon dày, hình chữ nhật, có bốn khuy ở bốn góc dùng để móc vàocành cây. Tăng gắn liền với võng. Quân giải phóng đều ngủ võng: “Cong cong võng bạtanh nằm” (Võng trăng) nên thường chọc đùa nhau là ngủ cong! Khi mắc võng, tăng đượcsử dụng làm mái che mưa nắng. Lỡ hy sinh, tấm tăng còn được dùng để khâm liệm thaychiếu đưa anh về đất như cách nói của Quang Dũng. Ấy là hòan cảnh phải như thế - Đãmang thân ra chiến trường ai có sá gì tăng võng bọc thây. Vì thế, cũng giống như câysúng, chiếc ba lô, bi đông nước… tăng võng gắn liền với cuộc đời người lính. Nhưng nhưđã nói: chiếc tăng có hình chữ nhật. Khi mắc lên hai mái, nó cũng tạo ra một không gianchữ nhật chứ làm gì có hình vuông? Vậy tại sao Nguyễn Duy viết: “Thắng rồi trận đánhthọc sâu/Lại về với mái tăng:bầu trời vuông”? Muốn hiểu điều này thiết nghĩ cần trở về vớicảm thức văn hóa dân tộc. Bởi là người Việt Nam ai lại không biết “Sự tích bánh chưngbánh dầy’’ mà Hoàng tử Lang Liêu đã chế tác ra bằng những nguyên liệu có sẵn như gạonếp, thịt lợn, đậu xanh… nhưng lại là những thứ quý báu nhất (nuôi sống con người) đểdâng lên cúng gia tiên. Bánh Chưng tượng trưng cho Đất: “Đất có cây cỏ,ruộng đồng thìphải màu xanh,hình phải vuông.Trong bánh phải có thịt,cho đỗ để lấy ý nghĩa đất có cầmthú,cỏ cây” .Bánh Dầy tượng trưng cho Trời: “Đem nếp đồ lên cho dẻo, giã ra ,nặn hìnhtròn và khum khum giống vòm trời’’. Nhà vua phán rằng: “Hai thứ bánh này bày tỏ đượclòng hiếu thảo của con cháu, tôn ông bà tổ tiên như Trời-Đất. Nó chứa đầy tâm tình quêhương, ruộng đồng, bởi nó được làm bằng những hạt ngọc quý nhất của Trời-Đất, vànhững hạt ngọc ấy mọi người đều làm ra được. Chẳng phải đó là những món ăn ngonnhất,quý nhất để ta dâng cúng tổ tiên hay sao?”. Từ đó mà thành mỹ tục: hàng năm đếnngày Tết mọi người lại làm bánh chưng bánh dầy bày lên bàn thờ tiên tổ: “Cũ như thể tấmbánh chưng/ Mỗi năm mỗi Tết lại bưng lên thờ” (Phạm Công Trứ). Vậy có gì liên quan đếnbầu trời vuông? Xin thưa:Trời-Đất cũng như Cha-Mẹ là các cặp Âm-Dương nguồn gốc củaVũ trụ, muôn loài và Con Người. Biểu tượng của Âm là hình vuông mang bản chất tĩnh.Biểu tượng của Dương là hình tròn mang bản chất động. Âm-Dương hài hòa thì vạn vậtsinh sôi, mùa màng tươi tốt, sức khỏe tràn trề, con đàn cháu đống… cho nên tục cúngbánh chưng bánh dầy còn thể hiện khát vọng hướng về sự thịnh vượng, yên bình, hạnhphúc