Chủ nghĩa phát xít (từ tiếng Pháp: Fasciste hay Fascisme) là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào chính trị cực hữu đặc trưng bởi sức mạnh độc tài, cưỡng chế, đàn áp đối lập, và sự đoàn kết mạnh mẽ giữa xã hội và kinh tế, nổi bật nhất là ở châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Số đông trong đó, muốn đưa quốc gia lên trên về lịch sử, văn hóa, sinh học độc nhất, tất cả là nhờ vào động lực của lòng trung thành, và muốn tạo nên 1 cộng đồng chung của quốc gia được huy động. Rất nhiều đặc điểm được quy cho chủ nghĩa phát xít bởi nhiều học giả khác nhau, nhưng những yếu tố sau thường được xem như cấu thành: chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa độc tài quân sự, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa hợp tác, chủ nghĩa toàn trị, chủ nghĩa chuyên chế, chống lại chủ nghĩa tự dovà chủ nghĩa cộng sản. Có rất nhiều tranh cãi giữa các học giả về bản chất của chủ nghĩa phát xít và những loại phong trào chính trị và những chính phủ mà có thể bị gọi là phát xít. Trên thực tế chủ nghĩa phát xít ở Ý, nơi khởi đầu của nó, khác với ở Đức, hay "chủ nghĩa phát xít" ở Nhật, ở Tây Ban Nha, và một số nơi khác, và cũng như các phong trào phát xít mới phát triển ở châu Âu hiện nay, xem xét các khía cạnh kinh tế, thủ thuật giành chính quyền, cương lĩnh, tư tưởng, mô hình nhà nước,... nhưng có điểm chung là gắn với tinh thần dân tộc.
Trong chương trình giáo dục tại Việt Nam, như trong Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, Việt Nam có định nghĩa khác, cho rằng chủ nghĩa phát xít là "hình thức chuyên chính của tư bản chủ nghĩa, là lực lượng đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới".
Phát xít có nguồn gốc chính thức tại Ý, còn có tên gọi là Fasium. Lúc đầu tổ chức này chỉ có ba người, mỗi người phải đi tuyên truyền chủ nghĩa này cho ba người khác và lại tiếp tục như vậy, nên cả tổ chức trở nên lớn mạnh. Đặc biệt người được tuyên truyền sau không biết mặt những người lãnh đạo lớn hơn mình.